Trồng nấm đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân |
Đây là động lực để các doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng diện tích trồng nấm, qua đó, giúp Việt Nam sớm có một ngành công nghiệp sản xuất nấm phục vụ xuất khẩu trong những năm tới. "Mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sẽ ở mức 150-200 triệu USD", ông Dư cho biết.
Tuy nhiên, do thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn và cả nước chưa có một nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn, nên việc xuất khẩu nấm của Việt Nam vẫn còn thấp nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cục Trồng trọt cho biết ngay cả những công ty sản xuất và xuất khẩu nấm lớn cũng chỉ mới có 0,8ha trồng nấm (1 DN), còn lại chỉ ở mức trung bình là 0,4ha. Còn những hộ gia đình trồng nấm tại các tỉnh phía Nam chỉ vài chục mét vuông nên không có nguồn cung đủ lớn đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn, thời gian cung cấp hàng dài. Hơn nữa, việc trồng nấm hiện còn nhỏ, lẻ, phân tán nên việc thu gom số lượng lớn nấm đạt chất lượng cho xuất khẩu là rất khó.
Hiện nay, mô hình trồng nấm xuất khẩu cũng đang được khuyến khích phát triển ở nhiều địa phương. Điển hình như Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL đang khuyến khích phát triển bằng cách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân. Với 1.000 bịch phôi nấm bào ngư, bà con nông dân có thể thu được 0,5 tấn sản phẩm, đạt gần 10 triệu đồng mỗi vụ.
Việc trồng nấm xuất khẩu đang mang lại lợi nhuận cao khi nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi và các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, cùi bắp… Tuy nhiên, để trồng nấm thực sự trở thành một ngành bền vững, hiệu quả kinh tế cao thì cần đầu tư và quy hoạch, định hướng thông qua nghiên cứu, phân tích kỹ thị trường cho loại nông sản giàu tiềm năng này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn