16:50 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ hội từ trồng nấm

Thứ năm - 17/10/2013 03:57
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), mỗi năm cả nước sản xuất được khoảng 250.000 tấn nấm các loại. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của các địa phương.
 
Trồng nấm đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân
Ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, cho biết giá xuất khẩu nấm rơm muối của Việt Nam tăng đều trong những năm qua, từ 1.800USD/tấn (năm 2011) lên 2.000USD (2012) và đạt mức gần 2.500USD/tấn những tháng đầu năm 2013.

Đây là động lực để các doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng diện tích trồng nấm, qua đó, giúp Việt Nam sớm có một ngành công nghiệp sản xuất nấm phục vụ xuất khẩu trong những năm tới. "Mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sẽ ở mức 150-200 triệu USD", ông Dư cho biết.

Tuy nhiên, do thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn và cả nước chưa có một nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn, nên việc xuất khẩu nấm của Việt Nam vẫn còn thấp nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cục Trồng trọt cho biết ngay cả những công ty sản xuất và xuất khẩu nấm lớn cũng chỉ mới có 0,8ha trồng nấm (1 DN), còn lại chỉ ở mức trung bình là 0,4ha. Còn những hộ gia đình trồng nấm tại các tỉnh phía Nam chỉ vài chục mét vuông nên không có nguồn cung đủ lớn đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn, thời gian cung cấp hàng dài. Hơn nữa, việc trồng nấm hiện còn nhỏ, lẻ, phân tán nên việc thu gom số lượng lớn nấm đạt chất lượng cho xuất khẩu là rất khó.

Hiện nay, mô hình trồng nấm xuất khẩu cũng đang được khuyến khích phát triển ở nhiều địa phương. Điển hình như Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL đang khuyến khích phát triển bằng cách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân. Với 1.000 bịch phôi nấm bào ngư, bà con nông dân có thể thu được 0,5 tấn sản phẩm, đạt gần 10 triệu đồng mỗi vụ.

Việc trồng nấm xuất khẩu đang mang lại lợi nhuận cao khi nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi và các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, cùi bắp… Tuy nhiên, để trồng nấm thực sự trở thành một ngành bền vững, hiệu quả kinh tế cao thì cần đầu tư và quy hoạch, định hướng thông qua nghiên cứu, phân tích kỹ thị trường cho loại nông sản giàu tiềm năng này.

Đỗ Hương
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1143531

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60151854