17:20 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có một vườn ổi Đài Loan giữa vùng đất mỏ

Thứ năm - 23/03/2017 21:17
Về thôn Đồng Đặng (xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh), hỏi anh Kim trồng ổi thì rất nhiều người biết. Bởi, ở mảnh đất này, anh được mệnh danh là “giáo sư” trồng ổi.

Bàn tay to bản, thô ráp, mái tóc xơ vàng nắng gió, Ân Văn Kim đích thị là một lão nông tri điền. Vậy mà, dân Đồng Đặng vẫn gọi anh bằng cả sự trân trọng: Giáo sư Kim.

Khởi đầu bằng nghề nấu rượu, nuôi lợn

 co mot vuon oi dai loan giua vung dat mo hinh anh 1

  Khu ruộng mới mở rộng diện tích trồng ổi của anh Kim. Ảnh: N.Q

Năm 2015, trong một chuyến tham quan các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ở Yên Bái (do Phòng Nông nghiệp huyện Hoành Bồ tổ chức), tôi có cầm theo một túi ổi, mục đích chỉ là để anh em trong đoàn ăn dọc đường. Đến huyện Trấn Yên, thăm một mô hình trồng ổi Đài Loan, chủ nhà mang ổi ra mời, tôi liền mang ổi của tôi mời lại. Mọi người ăn thử đều nhận định ổi nhà tôi mềm và ngọt hơn, ổi Yên Bái hơi có vị chát và nhạt hơn. Chủ nhà liền cất ổi của họ đi, cùng ăn ổi Sơn Dương và chúng tôi vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau”.

Anh Ân Văn Kim

Sinh năm 1968, từ nhỏ đến giờ, Ân Văn Kim vẫn ở trong ngôi làng thuần nông Đồng Đặng. Cũng như mọi người dân sinh sống trong làng, chàng thanh niên người Sán Dìu Ân Văn Kim trưởng thành với tài sản là 3 sào ruộng, một khoảnh rừng nhỏ và mảnh đất chân đồi cha mẹ chia cho để dựng nhà, lấy vợ. Anh cần mẫn canh tác khi mùa vụ, trồng rừng khi rảnh rang đồng áng, lòng không mảy may nghĩ tới chuyện làm giàu.

Cuộc sống cứ lẳng lặng trôi, cho đến khi 3 đứa con đều ngấp nghé cánh cửa đại học, Kim mới giật mình: “Cả 3 đứa đều sàn tuổi nhau, như 3 cái tàu há mồm. Vợ chồng tích cóp được đồng nào đều chi tiêu cho con ăn học bằng hết, rồi đến lúc cạn kiệt còn phải đi vay đóng tiền học cho con”. Anh Kim bắt đầu có những đêm mất ngủ, nhiều đêm trăn trở với câu hỏi làm gì để đảm bảo lo cho các con không thiếu ăn, thiếu học.

Năm 2010, vợ chồng anh Kim quyết định đầu tư nấu rượu và tăng gia thêm đàn lợn. Anh làm quần quật từ sáng sớm đến khuya. Mở mắt ra chưa kịp đánh răng rửa mặt đã lao xuống bếp bắc nồi cám lợn. Lợn ăn xong, người mới được ăn. Nháo nhào bát cơm nguội rồi lại chạy đi giao rượu cho những quán đã đặt. Buổi trưa, lúc vợ con tranh thủ nghỉ ngơi là lúc anh chuẩn bị cho mẻ rượu mới, để chiều còn ra đồng làm tiếp. Chẳng lúc nào thấy anh ngớt việc, người quắt đi như gốc sắn khô. Bà vợ xót chồng, thỉnh thoảng lại rên rẩm: “Ông làm vừa thôi! Ông mà lăn ra ốm thì lấy tiền đâu đi bệnh viện, mẹ con tôi biết trông cậy vào ai?”.

Thế rồi, sáng sớm nào cũng lại thấy anh hì hụi trong bếp, đến 6 rưỡi sáng là cưỡi chiếc xe máy cà tàng đi giao rượu khắp làng, miệng còn lẩm nhẩm: “Ông Bổn 5 lít, bà Vang 3 lít...”.

Vậy mà rồi, chưa khi nào vợ chồng anh Kim thoát khỏi túng thiếu. Cho đến khi đứa con lớn vào đại học, hai đứa em cùng học những năm tháng cuối cấp 3, anh Kim thấy mình như kiệt sức...

Và bất ngờ với vườn ổi 1,2 tỷ đồng

 co mot vuon oi dai loan giua vung dat mo hinh anh 2

“Giáo sư” Kim đang mở nước dẫn từ khe nguồn về ao cá. Ảnh: N.Q

Nói về mô hình kinh tế của anh Ân Văn Kim, ông Vương Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Dương, phấn khởi cho biết: “Gia đình anh Kim là một trong những hộ điển hình của xã đã mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, đồng thời giúp bà con trong xã từng bước giảm nghèo. Anh Kim chính là tấm gương sáng để bà con địa phương học tập”.

Năm 2012, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Dương lần đầu tiên được đưa vào mô hình trồng giống ổi, táo Đài Loan. Cả thôn Đồng Đặng có 165 hộ, chỉ duy nhất hộ anh Ân Văn Kim đứng ra nhận trồng. Anh được hỗ trợ 700 cây ổi và 200 cây táo giống, cùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy còn hoài nghi với 2 loại cây ăn quả này, nhưng anh vẫn quyết dành một phần đất ruộng và toàn bộ đất vườn nhà để trồng thử nghiệm. Anh cũng bỏ nghề nấu rượu để dành thời gian chăm sóc cho cây ổi, táo.

Thời gian đầu, anh Kim phải bơm nước từ mương về ruộng tưới cây, vừa vất vả vừa tốn kém. Từ ý tưởng hình thành trong đầu, anh thiết kế đường ống dẫn nước từ khe Dùng (cách nhà gần 2 km) về, vừa dùng làm nước ăn, vừa để tưới cây. Nước tưới được thiết kế bằng đường ống lớn xả xuống ao nuôi cá, rồi từ ao này, hệ thống ống ngầm dẫn nước có phân cá ra tới tận ruộng ổi. Chính vì được tưới nước có hàm lượng phân cá, nên các cây ổi, táo của anh Kim luôn xanh tốt, phát triển nhanh. Không chỉ để tưới cây.

“Cái tên “Giáo sư Kim” xuất phát từ đó. Chắc bởi trong làng chẳng ai nghĩ đến chuyện bỏ ra mấy chục triệu đồng thiết kế đường ống dẫn nước từ khe nguồn về tưới cây. Khi tôi làm được, rồi lại cho nhiều nhà tưới chung, mọi người thấy vui nên gọi tôi như vậy” – anh Kim bộc bạch.

Một năm sau, những trái ổi mềm, giòn, ngọt đượm đầu tiên của “giáo sư” Kim được thu hoạch. Ngay khi vợ chồng anh chưa chủ động bán, có một vị khách du lịch tình cờ đi qua, ăn thử tấm tắc khen ổi ngon, rồi mua cả bao mang về. Những đồng tiền đầu tiên thu được từ trái ổi, cùng với lời ngợi khen của vị khách đó, là động lực rất lớn để anh Kim quyết tâm làm giàu từ giống ổi này. Đầu năm 2014, anh mở rộng diện tích trồng thêm 600 cây ổi, nâng tổng diện tích trồng ổi và táo lên 1,5ha. Năm 2015, vợ chồng anh Kim thu về hơn 600 triệu đồng, chủ yếu từ ổi.

Tin lành từ vườn ổi của “giáo sư” Kim cho thu nhập tốt khiến cả xã Sơn Dương nức lòng. Chẳng ai bảo ai, cả thôn Đồng Đặng rộ lên trồng ổi. Ai đến học hỏi kinh nghiệm cũng được anh Kim chỉ bảo tận tình, nhiều người khó khăn còn được anh hỗ trợ cây giống. Đến nay, cả thôn Đồng Đặng đã có hơn 100 hộ trồng ổi theo giống cây và phương pháp, kỹ thuật chăm sóc của “giáo sư” Kim, hộ nào cũng có thu nhập ổn định.

“Đầu năm nay tôi tiến hành mở rộng thêm 1,2ha, tương đương với trồng khoảng 1.200 gốc ổi nữa. Dự kiến từ mùa thu hoạch năm 2018, toàn bộ vườn ổi sẽ cho 1,2 tỷ đồng/năm” – anh Kim phấn khởi nói.

Nhờ biết cách chăm sóc, vườn ổi của gia đình anh Kim lúc nào cũng xanh tốt, không bị sâu bệnh và cho trái quanh năm. Hiện tại, gia đình anh đã trồng được 1.300 cây ổi Đài Loan, ngoài ra trồng thêm hơn 200 cây táo Đài Loan, 40 cây cam canh, 50 cây bưởi da xanh trên diện tích 1,4ha, cho tổng thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm. Anh Kim cho biết, thời gian tới, gia đình anh sẽ tập trung chăn thả cá, mở rộng diện tích đất để phát triển ổi và táo Đài Loan. 

Tác giả bài viết: Nguyễn Quý

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 831053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71058368