07:20 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Con gà thoát… lệ phí

Thứ hai - 10/08/2015 03:38
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 113, bãi bỏ 14 khoản thu lệ phí liên quan đến cấp giấy phép và 21 chỉ tiêu thu phí ở nhiều khâu cho thú y. Như vậy, sau một thời gian dài đằng đẵng phải gánh tới hàng chục loại phí, giờ đây, gánh nặng thuế phí trên lưng con gà của bà con nông dân đã được cởi bỏ.

Việc loại bỏ 14 loại phí trên con gà cho thấy nhà quản lý đã “sửa sai” - Ảnh: T.L

Sửa sai

Được biết, việc loại bỏ và sửa đổi 14 loại phí kiểm dịch bất hợp lý này  được Bộ Tài chính thực hiện sau khi có đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo Bộ Tài chính, sau khi rà soát cho thấy, một số quy định chuyên ngành trong lĩnh vực thú y thì có một số hoạt động chuyên môn thực hiện lặp đi lặp lại ở nhiều khâu. Ví dụ: Vệ sinh, tiêu độc phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật… Vì vậy, khi thực hiện lặp lại các công việc này ở các khâu khác nhau thì cũng đề xuất thu các khoản phí, lệ phí tương ứng. Dẫn đến, có sự trùng lặp, cần phải sửa đổi để cải cách thủ tục hành chính.  Thông tư nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8-8-2015. 

 Như vậy, kể từ ngày 8-8 vừa qua, 14 loại phí đối với con gà sẽ được gỡ bỏ. Bộ Tài chính cho biết, vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 04 theo hướng bãi bỏ các khoản phí, lệ phí chồng chéo, bất hợp lý.

Trước đó, dư luận đã rất sôi sục khi được nghe và chứng kiến câu chuyện quả trứng, con gà của bà con nông dân phải oằn lưng cõng từ 14-17 loại thuế, phí khác nhau: Từ thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, đến thuế VAT và các loại phí kiểm dịch khác. Trong đó, riêng các loại phí phải kể đến: Phí kiểm dịch gà con mới nở, cấp giấy kiểm dịch xuất khẩu gà khỏi trang trại ngoài tỉnh, kiểm soát giết mổ, tiêu độc, khử trùng... Quá trình chăn nuôi, các cơ sở phải lấy mẫu nước để kiểm tra xem có bệnh gì trên gia cầm không cũng phải đóng phí. Nói như một đại biểu Quốc hội, con gà bé tý nhưng động cái gì cũng tính phí, ngay cả khi con gà đã được chế biến thì đến các sản phẩm đùi, cánh… cũng phải tính phí. Chính việc phải cõng quá nhiều loại thuế, phí, nên sản phẩm thịt gà của người nông dân Việt Nam không thể cạnh tranh nổi về giá đối với các sản phẩm thịt gà ngoại nhập. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành chăn nuôi bị lép vế trước các sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài đang ồ ạt tràn vào. 

Nhiều loại phí vô lý

Tại Kỳ họp Quốc hội Khóa XIII vừa qua, câu chuyện con gà phải cõng tới hàng chục loại thuế, phí đã được đưa lên mổ xẻ, tranh luận gay gắt nhất trên nghị trường. Ông Đỗ Văn Đương, Đại biểu Quốc hội TP.HCM  đã bày tỏ bức xúc khi đặt câu hỏi: Không biết là những loại phí gì mà nhiều thế? Mặc dù khẳng định việc thu phí như vậy là không sai, vì chắc chắn các cán bộ thú y thu phí theo đúng Pháp lệnh về phí và lệ phí, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng cho rằng, nếu luật pháp hiện hành có sai thì cần phải sửa. Và theo khẳng định của người đứng đầu ngành nông nghiệp, việc đếm từng quả trứng mà thu phí thì đúng là không hợp đạo lý.

Nhìn vào danh sách 31 khoản phí, lệ phí bị đề nghị bãi bỏ, nhiều ý kiến cho rằng, có những khoản phí, lệ phí thực sự rất vô lý, vậy mà không hiểu sao cơ quan quản lý vẫn thực hiện thu phí kéo dài bấy lâu nay gây ra vô vàn những khó khăn cho doanh nghiệp, người nông dân và cả người tiêu dùng. Đơn cử như phí kiểm dịch trứng tằm, trứng cút, trứng đà điểu, kiểm dịch tinh dịch động vật, phí đánh dấu gia súc... “Không hiểu còn cái gì không tính phí nữa” – ông Nguyễn Quang Lý, chủ một trang trại gia cầm tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc than thở. Ông Lý cho biết, bắt đầu từ khâu đầu tiên, nhập khẩu giống, DN đã phải đóng phí kiểm soát dịch bệnh. Trong quá trình chăn nuôi, tiếp tục đẻ ra hàng loạt các loại  thuế phí như phí môi trường, phí tiêu độc khử trùng... Đó còn chưa kể các loại phí liên quan đến thức ăn chăn nuôi, tiêm phòng, dịch bệnh... “Hàng loạt các loại phí đè lên đầu nông dân, bảo sao nông dân Việt Nam không thể khá lên được” – vị chủ trang trại gia cầm chia sẻ. Tuy nhiên, trước thông tin Bộ Tài chính đã loại bỏ 14 khoản thu lệ phí liên quan đến cấp giấy phép và 21 chỉ tiêu thu phí ở nhiều khâu cho thú y, có nghĩa từ nay, con gà sẽ nhẹ gánh thuế phí, ông Lý cũng bày tỏ quan điểm: Bỏ là đúng vì có quá nhiều khoản phí bất hợp lý đổ lên đầu nông dân và DN. 

Nhiều người chăn nuôi và cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia cầm cũng cho rằng, việc loại bỏ 14 loại phí trên con gà cho thấy nhà quản lý đã “sửa sai”, song thực tế vẫn còn nhiều loại phí vô lý còn tồn tại cần phải loại bỏ. 

Theo ước tính của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, thời gian dài vừa qua, các loại phí đánh lên con gà chiếm khoảng 5% giá thành chăn nuôi. Ngoài áp lực về chi phí, các quy định về phí này còn kèm theo thủ tục phức tạp, mất thời gian của cả người chăn nuôi và doanh nghiệp kinh doanh.

Theo daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 28896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174769

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73221740