05:39 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ giúp nông dân châu Phi làm giàu

Thứ sáu - 01/11/2019 05:11
Hơn nửa lao động châu Phi làm trong ngành nông nghiệp với điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu thốn công cụ và sự đầu tư.
09-42-11_1
UAV của Acquahmeyer kiểm tra chất lượng đất và màu sắc lá, xuất báo cáo về tình trạng cây trồng. Ảnh: Acquahmeyer.

Do đó, các nông trại ở châu lục này chủ yếu có quy mô nhỏ, không đủ sức đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số ngày càng tăng. Tình hình đang dần cải thiện nhờ sự xuất hiện của các biện pháp công nghệ.

Tại Ghana, công ty Acquahmeyer cho thuê các máy bay không người lái (UAV) giúp nông dân quy mô nhỏ kiểm tra tình trạng cây trồng và sử dụng thuốc trừ sâu ở những nơi cần thiết, từ đó giảm thiểu ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe.

“Nông sản của Ghana từng không thể xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) do dư lượng thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau củ”, theo Kenneth A. Nelson, giám đốc điều hành Acquahmeyer.

Với UAV, nông dân có thể xác định sâu bệnh để xem cây nào cần phun thuốc. Nhờ giảm sử dụng thuốc trừ sâu, một số trường hợp giảm tới 50%, nông dân Ghana đáp ứng tiêu chuẩn của các nước EU dễ dàng hơn.

Acquahmeyer đang phối hợp với 8.000 nông dân. Họ sẽ trả 5 - 10 USD cho mỗi mẫu đất (1 mẫu = 0,4ha), khoảng 6 lần một năm, để đánh giá cây trồng, đất và phun thuốc trừ sâu. Mỗi UAV có chi phí 5.000 - 15.000 USD, có thể phun 4.000ha mỗi năm.

Acquahmeyer bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2018 chỉ với hai UAV và con số này hiện là 10. Mỗi UAV mang lại lợi nhuận 15.000 - 30.000 USD/năm, sau khi trừ chi phí hoạt động và quản lý.

Với hơn 15 triệu ha đất nông nghiệp ở Ghana, nhu cầu sử dụng UAV sẽ chỉ có tăng lên, Nelson nói với CNN. Acquahmeyer còn huấn luyện người dân cách lái và sửa chữa UAV, giúp nhu cầu tìm đến công ty tăng, thúc đẩy công ty tăng trưởng.

“Trong mọi cộng đồng nông nghiệp, chúng tôi đều có đại sứ của công ty. Họ là những người điều khiển UAV. Chúng tôi đang tạo ra việc làm. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng công nghệ và nông nghiệp sẽ trở thành một nghề thú vị”, Nelson nói.

Ở Uganda, sự phát triển đô thị được cho là lý do khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, trong bối cảnh dân số gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu lương thực.

Hơn 1,6 triệu người đang sinh sống tại thủ đô Kampala, nơi mức độ suy dinh dưỡng ngày càng tăng, theo Liên hợp quốc. Để đối phó tình trạng này, một số người dân tự trồng lương thực và bán chúng.

Diana Nambatya Nsubuga, có bằng tiến sĩ y tế công cộng, cùng chồng mở nông trại Kwagala trên khoảng sân sau nhà rộng 0,2ha ở Kampala năm 2010. Cô dùng lợi nhuận thu được để mở rộng và bắt đầu mở lớp đào tạo “nông nghiệp đô thị”, với các bài giảng về trồng cây trên lốp xe, ống nước, giá gỗ hoặc nóc nhà, thậm chí là chăn nuôi gia cầm.

Nsubuga kể cô bắt đầu hành trình bằng một túi hạt giống cà chua giá 50 cent. “Khi có thu nhập đủ tốt, chúng tôi quyết định đa dạng hóa, trồng thêm nhiều loại rau khác” như bắp cải, cà rốt và rau chân vịt.

Hai vợ chồng tiếp tục mua thêm 10 con gà và hai con bò. Để xử lý chất thải của bò, họ lắp đặt một thiết bị biogas để chuyển phân thành điện dùng thắp sáng và nấu ăn. Chất thải từ thiết bị, gọi là bùn sinh học, được dùng làm phân bón hữu cơ để bán cho các nông dân đô thị khác.

Nông trại Kwagala giờ tạo ra thu nhập 60.000 USD/năm, 80% đến từ bán phân bón. Nsubuga đầu tư vào các máy móc giúp tăng năng suất từ một tấn lên 20 - 25 tấn mỗi tháng.

Một nửa trong số 1.800 người được Nsubuga đào tạo đã mở nông trại đô thị cho riêng họ, mang lại nguồn thu trung bình 5.000 USD/năm. Trong khi đó, thu nhập trung bình hàng năm ở Uganda là 660 USD, theo Tổ chức Lao động Quốc tế.

Nsubuga đặt mục tiêu đào tạo thêm 2.000 nông dân cho đến cuối năm 2020.

Tại bang Kaduna, tây bắc Nigeria, Esther Usman đã trồng ngô từ năm 17 tuổi, khi cô nghỉ học để phụ giúp gia đình vì cha qua đời.

Sau hai thập kỷ, cuộc sống của Usman vẫn khó khăn. Cô thường trằn trọc hàng đêm nghĩ cách nuôi dạy con. Có lúc, cô buộc phải đánh đổi nông sản với giá thấp vì thiếu tiền.

“Nếu nông trại nhiễm sâu bệnh, tôi chỉ có thể mua được một lượng nhỏ thuốc trừ sâu, đồng nghĩa sử dụng sẽ không hiệu quả”, Usman, 38 tuổi, nói. Ngô trong kho thường bị mất nước, có sâu hoặc nấm, việc bảo quản sau thu hoạch cũng là vấn đề khiến cô đau đầu.

09-42-11_2
Người dân ở thủ đô Kampala, Uganda, được hướng dẫn cách trồng cây trên nóc nhà. Ảnh: Kwagala Farm.
Vận mệnh của nông dân thăng trầm qua các mùa. Đó là công việc bấp bênh, một năm thời tiết xấu có thể khiến những cánh đồng cằn cỗi, mùa màng thất thu và nông dân phải cố gắng tồn tại cho tới vụ thu hoạch tiếp theo.

Năm 2017, Usman tham gia Babban Gona, doanh nghiệp xã hội hoạt động vì nông dân, cung cấp các khoản vay, đào tạo và hỗ trợ cho nông dân quy mô nhỏ. Babban Gona ra đời năm 2012, phục vụ 102 nông dân, con số này hiện là 20.000.

Nhân viên thực địa của Babban Gona sẽ chụp ảnh cánh đồng của nông dân. Một ứng dụng sẽ xem xét ảnh, đánh giá tỷ lệ nảy mầm, dựa trên màu lá để quyết định có cần bón thêm phân hay không. Những nhân viên trên sẽ thông báo cho nông dân nếu phát hiện vấn đề và tư vấn hướng xử lý. Một số nông dân có thể tăng năng suất tới 50% nhờ hình thức này.

Babban Gona lưu trữ ngô sau thu hoạch trong các thùng chứa kín, bán hàng loạt vào đúng thời điểm để tối đa hóa lợi nhuận cho nông dân. Số tiền nhận hàng quý từ Babban Gona giúp Usman mua thêm một con bò và máy nghiền, mua quần áo mới cho gia đình và xây nhà.

“Tôi còn có tiền chi trả trong mùa khô, thời điểm tài chính thường khó khăn. Tôi không còn chật vật xoay vốn cho vụ kế tiếp nữa”.

Với Usana, tiền còn giúp cô cho con đi học. Cô hy vọng các con một ngày nào đó sẽ trở thành các bác sĩ, luật sư hoặc giáo viên.

VĂN VIỆT/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 29926

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 893950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72576659