10:13 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ tự động hóa sẽ thay lao động nông nghiệp trong tương lai

Chủ nhật - 08/10/2017 22:27
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về “ASEAN trong giai đoạn chuyển đổi” chỉ ra rằng tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa là rất cao...

6 năm, giảm 8% lao động nông nghiệp

Tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng đang gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong thế giới việc làm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề này chủ yếu liên quan tới quá trình cơ khí hóa các yếu tố sản xuất  thông qua việc áp dụng nhiều máy móc tinh vi hơn thay cho  người lao động và sử dụng rộng rãi ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) như điện thoại, internet, máy tính…

 cong nghe tu dong hoa se thay lao dong nong nghiep trong tuong lai hinh anh 1

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương, Lâm Đồng.  Ảnh: T.L

Với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, họ cần có những kỹ năng chuyên môn mới để đồng hành với quá trình thay đổi về kỹ thuật thông qua việc liên tục đào tạo, không ngừng nâng cao kỹ năng của người nông dân. 

Đây là những xu hướng chủ yếu trong các quốc gia ASEAN. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã và đang chứng kiến việc lao động đang dịch chuyển dần từ lĩnh vực nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao hơn. Điều này đóng góp đến sự dịch chuyển cấu trúc cao hơn của các ngành kinh tế. Nhìn chung, với sự hội nhập sâu hơn, các quốc gia trong khu vực đã đạt được những thành công bước đầu như mức sống cao hơn, giảm nghèo đói và tăng trưởng tầng lớp lao động trung lưu – một yếu tố giúp kích cầu nội địa. Việt Nam đã và đang chứng kiến khuynh hướng này qua những thập kỷ trước. Bảng số liệu 1 chỉ ra rằng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã liên tục giảm trong những năm vừa qua. Con số này ở mức gần 50% trong tổng số lao động năm 2010 và xấp xỉ 40% trong tổng số lao động năm 2016, nghĩa là đã giảm khoảng 8% lao động trong ngành nông nghiệp trong vòng 6 năm qua. Cùng với đó, tăng trưởng năng suất lao động gấp đôi trong thời kỳ 2010-2016 đã chỉ ra một sự cải thiện mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

 Trong tương lai, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đối mặt với những thay đổi lớn. Báo cáo của ILO về “ASEAN trong giai đoạn chuyển đổi” (ILO, 2016) chỉ ra rằng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa là rất cao,  ở mức 4/5. Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động kỹ năng thấp, nghề nghiệp cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 74%.

Nhiều thách thức với nông dân

 cong nghe tu dong hoa se thay lao dong nong nghiep trong tuong lai hinh anh 2

Hiện nay, cải tiến kỹ thuật đã từng được áp dụng theo rất nhiều cách khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp tại các quốc gia phát triển thông qua việc tăng cường sử dụng công nghệ và máy móc để nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp (đóng góp trực tiếp) hoặc thông qua việc sử dụng ICT như một công cụ để tăng quyền cho nông dân để đưa ra những quyết định với đầy đủ thông tin (đóng góp gián tiếp).

Những ví dụ cụ thể cho việc sử dụng ICT bao gồm việc sử dụng của những ứng dụng điện thoại thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp, việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho trồng trọt hay công nghệ vệ tinh hay khoa học nông nghiệp để nâng cao đầu ra của những sản phẩm nông nghiệp. Có nhiều điểm đáng chú ý đối với người nông dân. Trước hết, với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, họ cần có những kỹ năng chuyên môn mới để đồng hành với quá trình thay đổi về kỹ thuật thông qua việc liên tục đào tạo, không ngừng nâng cao kỹ năng của người nông dân.

Một vài nghề nghiệp truyền thống sẽ bị tự động hóa cùng với chuỗi giá trị, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, trong khi đó những cơ hội mới sẽ được mở ra và ngày một phát triển. Ví dụ, sự mở rộng của nông nghiệp điện tử thông qua việc cải thiện và đổi mới cách sử dụng của ICT là một tiềm năng để nâng cao sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy “việc làm xanh” (green jobs). Việc giữ chân lao động trẻ - những người đang muốn thoát khỏi ngành nông nghiệp – sẽ là chìa khóa để tăng cường sự phát triển cho lĩnh vực này và thu hút những thế hệ trẻ khác.  

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 49754

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1069609

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65055553