04:18 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Công nghiệp không khói” giúp Sơn La biến không thành có

Thứ bảy - 15/07/2017 04:11
Với dân số hơn 1,2 triệu người, diện tích tự nhiên hơn 1,4 triệu ha, có nhiều vùng miền khí hậu đặc trưng, nhiều sông, suối… là những lợi thế lớn để Sơn La phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp. Những tiềm năng, lợi thế đó ngày càng được tỉnh Sơn La quan tâm, thúc đẩy thành những mũi nhọn kinh tế hàng hóa với sự bứt phá cao.

Nhìn đâu cũng thấy lợi thế

Cách thủ đô Hà Nội 300km, Sơn La là một trong những điểm dừng chân của hầu hết du khách trên hành trình đến với vùng cao Tây Bắc. Anh Nguyễn Văn Đức - Giám đốc Công ty Lữ hành Đức Độ tại Hà Nội tâm sự: “Mỗi năm công ty của tôi có ít nhất 8-10 hợp đồng đưa khách đến với Sơn La – Tây Bắc. Mỗi chuyến đi về các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, chúng tôi đều lựa chọn điểm nghỉ lại ở Sơn La cho cả 2 chiều đi và về".

Việc nghỉ lại Sơn La không chỉ là khoảng cách hợp lý mà các khách hàng đi du lịch  họ đều muốn được thăm các điểm như: Di tích lịch sử nhà tù Sơn La, tắm suối khoáng thiên nhiên bản Mòng, du lịch trên lòng hồ sông Đà, thăm thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á…, vừa ăn cơm lam với thịt xông khói, gà nướng, cá nướng… trên các sàn nhà vừa ngắm những thiếu nữ với trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu, biểu diễn các làn điệu múa, hát của người Mông, người Thái…

 “cong nghiep khong khoi” giup son la bien khong thanh co hinh anh 1

  Chè xanh – một trong những lợi thế nông nghiệp của Sơn La ngày càng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ… trên nhiều địa bàn như: Huyện Mộc Châu, Van Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn…  Ảnh: K.T

Hiện tỉnh Sơn La có 35.628ha cây ăn quả các loại, trong đó, 6 tháng đầu năm trồng mới là 4.154ha với nhiều cây có giá trị cao, ổn định: Nhãn, xoài, thanh long, cam, quýt, bưởi diễn, bưởi da xanh… hầu hết các giống này đã và đang được cải tạo theo phương pháp chiết ghép để cho năng xuất và chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng đang là lĩnh vực thu hút đầu tư rất đáng quan tâm.

Cũng theo anh Đức, ở Sơn La, sức hút du lịch đang ngày một tăng lên bởi những khởi sắc trong đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa so với các tỉnh lân cận. “Nhiều du khách muốn được trở lại Sơn La, đặc biệt là đến với cao nguyên Mộc Châu bởi ở đó họ tìm được nhiều niềm vui trong cả 4 mùa nhờ hệ thống dịch vụ du lịch phát triển. Những vườn cây trái, cây công nghiệp trải rộng mênh mông, mùa nào thức ấy nên khung cảnh rất nên thơ, thành biểu tượng có sự no ấm, giàu có, trù phú của nông nghiệp Tây Bắc. Chính nhờ đầu tư phát triển nông lâm nghiệp nên Sơn La đã có thêm những điểm đến hút khách hơn, góp phần kích cầu kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển”.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La ngày 12.7, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã chỉ rõ: Sơn La có rất nhiều lợi thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản… Sơn La cũng đã tạo được chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu, tổ chức sản xuất nông nghiệp. Không ít nông sản của Sơn La đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Sơn La là một trong số ít tỉnh thu hút được nhiều nhà đầu tư và hình thành được nhiều HTX nông nghiệp kiểu mới”.

Sức vươn và lời mời gọi

 “cong nghiep khong khoi” giup son la bien khong thanh co hinh anh 2

Mộc Châu là huyện có nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nhất tỉnh Sơn La với nhiều chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế hợp lý. Ảnh: S.L 

Đến nay, tỉnh Sơn La có 43 doanh nghiệp và HTX hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp với 86 sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận VietGAP về an toàn thực phẩm; 36 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định. Nhiều nông sản có sức cạnh tranh lớn trên thị trường hàng hóa: Bò sữa và các sản phẩm từ sữa; chè, cà phê, mía đường, nhãn, xoài, cá nước ngọt, rừng trồng…

Điều quan trọng hơn là những mũi nhọn hàng hóa ấy được phân bổ trên tất cả các huyện, thành phố; tạo thành điểm nhấn quan trọng cho quá trình thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế; giúp các nhà đầu tư cũng như người nông dân tự tin với những lợi thế đang hướng tới.

Cùng với quá trình mời gọi thu hút đầu tư, vừa qua, tỉnh Sơn La đã đưa trung tâm hành chính công vào hoạt động chính thức, rút ngắn 5 thời gian chuẩn bị 5 tháng so với kế hoạch. Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La khẳng định: “Sơn La sẽ hoàn tất việc thành lập các trung tâm hành chính công tại các huyện, thành phố và tới cấp xã; giúp người dân, doanh nghiệp và tổ chức đạt được sự bằng lòng trong giao dịch hành chính”. Sự nỗ lực ấy cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng cho quá trình thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính – điều mà mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc trước tiên khi có ý định đến đầu tư tại một địa bàn mới, lĩnh vực mới”.

Nói về thu hút đầu tư trong nông nghiệp của Sơn La, ông Trần Văn Hoa - Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tâm sự: “Tôi đã bỏ cả trang trại của mình ở Đà Lạt để về vùng cao heo hút này đầu tư nông nghiệp cao là vì 2 lý do chính: Thủ tục giản đơn, chính quyền tạo điều kiện rất thuận lợi. Bên cạnh đó, vùng cao Ngọc Chiến có diện tích lớn, thời tiết khác biệt với nhiều vùng, nhân công rất sẵn và không đòi hỏi trả công quá cao. Tôi đầu tư ở đây với hơn 10 loại rau, hoa, quả tươi theo tiêu chuẩn VietGAP, hy vọng sẽ hoàn vốn đầu tư chỉ trong 3 năm vì có nhiều thuận lợi. Nếu thành công cao, tôi sẽ đầu tư tiếp và dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản, đó là lợi thế rất lớn của Sơn La mà chưa được quan tâm khai thác đúng tầm. Đó cũng là lợi thế của chúng tôi, những người mong muốn tìm dến với thành công trên những miền đất mới”.

Tác giả bài viết: Nhóm PV Tây Bắc

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 22638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141738