Việc quản lý dịch hại là khâu rất quan trọng để đảm chất lượng nông sản. |
ĐBSCL hiện chiếm hơn 50% diện tích trồng xoài của cả nước. Nơi đây có nhiều giống xoài được đánh giá cao về chất lượng như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài cát núm, xoài cát tượng xanh.
Bộ NN-PTNT xác định xoài là loại cây ăn trái thuộc nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia cần tập trung đầu tư để phục vụ thị trường nội địa và XK. Quá trình đàm phán và mở cửa thị trường đã giúp trái xoài Việt Nam thâm nhập vào những thị trường có giá trị cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Và gần đây nhất là thị trường Mỹ.
Riêng đối với trái nhãn, đến nay diện tích trồng ổn định trên 35.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước khoảng 300.000 tấn. Giá trị XK nhãn cũng liên tục tăng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Năm qua, giá trị XK của trái cây này đã chiếm khoảng 8,7% trong tổng giá trị XK 3,8 tỷ USD của giá trị XK ngành hàng rau quả.
Tuy có tiềm năng lớn nhưng SX xoài và nhãn cũng đang đối mặt những khó khăn, thách thức. Do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, mở rộng vùng trồng nên đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng dịch hại bùng phát.
Bên cạnh đó, những diễn biến bất lợi của thời tiết, thủy văn cũng đã làm cho năng suất bị giảm khiến nông dân có xu hướng gia tăng phân bón thuốc BVTV. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn cho việc tổ chức SX, XK đến những thị trường khó tính.
Vấn đề là cần phải tổ chức lại SX gắn kết DN với HTX tiêu thụ cải thiện những hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Nếu làm tốt nhãn và xoài sẽ có nhiều cơ hội gia tăng sản lượng XK vào các thị trường có giá trị cao góp phần làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống bà con nhà vườn.
TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Viện Cây ăn quả Miền Nam) thông tin: Chúng tôi đang xây dựng phối hợp mã số vùng trồng. Mã số vùng trồng phải đạt chuẩn. Đối với thị trường XK nào cũng vậy, vấn đề đầu tiên là phải truy xuất được nguồn gốc. Tại thị trường Mỹ, cây xoài họ kiểm 28 loại dịch hại, cây nhãn 17 loại dịch hại. Chúng ta đã XK nhiều sang Mỹ nhưng vẫn mắc phải một số cảnh báo từ thị trường này.
GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên cao cấp Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo: Canh tác xoài vụ nghịch bà con thực hiện bao trái từ khi trái 40 ngày tuổi đến khi thu hoạch (85 ngày tuổi) thì sẽ tiết kiệm được 7 - 8 lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí và bảo vệ sức khỏe. Ở phương diện kỹ thuật canh tác quy mô nhỏ thì bà con làm rất tốt. Tuy nhiên SX quy mô lớn thì lại không đồng thuận nên chất lượng sản phẩm không đồng đều. Do đó cần tổ chức lại SX.
Để quản lý tốt dịch hại, cũng như thực hành tiêu chuẩn VietGAP, ngay từ đầu thiết kế vườn, khâu bố trí khoảng cách trồng phải hợp lý. Việc tạo tán, tỉa cành cũng rất quan trọng, giúp quản lý sâu bệnh dễ hơn nhiều.
Thu hoạch nhãn ở ĐBSCL. |
"Trên cây xoài thì bệnh thán thư cực kỳ nguy hiểm. Nếu tỉa cành không thông thoáng sẽ dễ nhiễm bệnh thán thư, phải phun nhiều thuốc. Còn trên cây nhãn, việc tỉa cành thông thoáng giúp giảm bệnh thối trái, cây sẽ nhận nhiều ánh sáng hơn, kích ra hoa, dễ đậu trái hơn", GS.TS Trần Văn Hậu nói thêm. |
Hiện đang vào mùa nắng chuyển sang mùa mưa, để bón phân không bị rụng trái, kỹ sư Phạm Văn Huy, đại diện Cty BM chia sẻ: "Giai đoạn trước khi bắt đầu ra nhụy từ 10 - 15 ngày bà con nên bón dòng phân Nitrophoska perfect với thành phần 15-5-20 + 2 MgO + 8S + TR.
Đặc biệt dòng này có tỷ lệ Kali 20%, hạn chế tỷ lệ ra đọt tăng tỷ lệ đậu trái. Thành phần Kali trắng 20% và Magie 2% và các vi lượng góp phần tăng tỷ lệ đậu trái. Sản phẩm được SX hoàn toàn ở Châu Âu có chất lượng vượt trội.
Tới giai đoạn gần đậu trái non cần quan tâm đến vấn đề bệnh thán thư và bổ trợ thêm cặp đôi đậu trái của Cty BM, đó là Basfoliar Boron và Basfoliar Kelp giúp cây thụ phấn tốt hơn.
Giai đoạn mang trái, sẽ bổ trợ thêm hai dòng phân Nitrophoska 15-15-15+2S và EnCal giúp trái lớn nhanh và chống nứt về sau. Bà con có thể bổ trợ thêm sản phẩm Basfolira Combi-Stip giúp trái lớn nhanh chống nứt và thối trái. Còn khoảng 1 tháng nữa bắt đầu thu hoạch bà con bón thêm Nitrophoska perferct giúp trái lên màu”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn