22:27 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đã hình thành vùng cây ăn quả đặc sản

Chủ nhật - 11/12/2016 22:18
Để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, năm 2011, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả đặc sản Hà Nội. Sau 5 năm triển khai, đến nay Hà Nội đã hình thành những vùng cây ăn quả đặc sản cho giá trị kinh tế từ 300 triệu đồng đến hàng tỷ đồng trên một héc ta canh tác/năm.

Mô hình trồng phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức). Ảnh: Bá Hoạt

Những vườn cây trái bạc tỷ

Theo ông Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, sau 5 năm triển khai, từ quy mô thí điểm ban đầu, đến nay Hoài Đức đã trở thành vùng trái cây lớn của Hà Nội với các sản phẩm đặc sản như nhãn chín muộn, phật thủ Đắc Sở, cam Canh, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương… Điển hình là trồng nhãn chín muộn theo tiêu chuẩn VietGAP triển khai từ những năm 2012. 

Ông Trần Văn Bảy, thôn Ba Lương, xã Song Phương (Hoài Đức) cho biết: Từ khi được Ngành Nông nghiệp Hà Nội phổ biến và chuyển giao công nghệ trồng nhãn chín muộn, ông đã mạnh dạn phá bỏ cây trồng cũ chuyển sang trồng 2.000 gốc nhãn muộn. Đến nay vườn nhãn của gia đình cho hiệu quả gần tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt, vụ nhãn năm nay, gia đình đã xuất sang thị trường Malaysia, Trung Quốc. 

Ngoài ra, các mô hình khác như trồng phật thủ, cam Canh... đều cho hiệu quả kinh tế lớn, từ 300 triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Nhờ phát triển cây ăn quả, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đã trở thành tỷ phú, góp phần vào thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng nông thôn mới của huyện.

Không chỉ riêng Hoài Đức, rất nhiều huyện của Hà Nội sau khi tham gia Đề án sản xuất cây ăn quả đặc sản đã hình thành những vùng trái cây lớn, hiệu quả kinh tế cao như: Vùng cam Canh xã Kim An (Thanh Oai), vùng bưởi Diễn (Chương Mỹ), chuối tiêu hồng (Phúc Thọ),… 

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Trong 5 năm thực hiện Đề án, Hà Nội đã mở rộng, trồng mới, thâm canh được 1.521ha cây ăn quả các loại, quy mô tăng 130% so với kế hoạch. Hiệu quả kinh tế tăng 15-25% so với chưa làm đề án. Sở NN&PTNT Hà Nội cũng phối hợp cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 55ha nhãn chín muộn, 47ha bưởi Diễn, 18ha cam Canh.

Thành công lớn nhất của Đề án không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Thủ đô mà còn bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp và thu nhập cao cho các hộ nông dân, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Với thế mạnh và tiềm năng lớn, Ngành Nông nghiệp Hà Nội kỳ vọng đưa cây ăn quả thành một trong những cây trồng chủ lực giúp các địa phương phát triển kinh tế. Đến nay, Hà Nội đã xây dựng được 7 nhãn hiệu cây ăn quả như: Nhãn hiệu bưởi đường Quế Dương, cam canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, phật thủ Đắc Sở, chuối Cổ Bi và chuối Vân Nam. 

Mặc dù đã đạt được kết quả đáng phấn khởi nhưng việc triển khai Đề án vẫn còn những bất cập như: Việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ đã hình thành nhưng hiệu quả chưa cao, việc đưa công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) Nguyễn Chiến Thắng đánh giá: Diện tích cây ăn quả sản xuất ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, năng suất và chất lượng quả chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, nông dân vẫn tự tiêu thụ nên hiệu quả còn thấp. 

Để cây ăn quả phát huy hết tiềm năng, Ngành Nông nghiệp Hà Nội xác định, thời gian tới sẽ đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất. Đặc biệt, thu hút doanh nghiệp tham gia khâu tiêu thụ, đưa cây ăn quả phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại. Theo kế hoạch, Hà Nội tiếp tục trồng mới khoảng 460ha cây ăn quả có sử dụng giống cây sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao. Qua đó, xây dựng mô hình đồng bộ về giống, kỹ thuật chăm sóc ứng dụng công nghệ cao vào bảo quản, sơ chế sản phẩm trái cây.

Đồng thời, hỗ trợ 10 mô hình ứng dụng công nghệ cao gồm: 8 mô hình sản xuất, 1 mô hình sơ chế, bảo quản sản phẩm và 1 mô hình sản xuất giống. Sở NN&PTNT sẽ tham mưu cho UBND thành phố có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thu mua nông sản về tín dụng, đất đai, công nghệ; ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho chương trình và các hoạt động thực hiện “liên kết 4 nhà”, xây dựng thương hiệu... để Đề án cây ăn quả ngày càng phát triển và cho hiệu quả cao, xứng đáng là loại cây trồng chủ lực của Hà Nội.
 
 
Theo Đỗ Minh/ Hà Nội mới 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hà nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 241301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73288272