21:14 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đại sứ Mỹ: TPP mở ra thị trường lớn cho nông dân Việt Nam

Thứ hai - 09/11/2015 09:54
Việt Nam cũng sẽ minh bạch hơn trong làm ăn với các nước đối tác ở trên thế giới và giúp người nông dân Việt tiếp cận với thị trường lớn.

Đó là nội dung được Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ngài Ted Osius (ảnh) trả lời báo chí xung quanh vấn đề thách thức, cơ hội của Việt Nam khi gia nhập TPP, đặc biệt trong lĩnh nông nghiệp của Việt Nam.

 

 Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ngài Ted Osius trả lời báo chí xung quanh vấn đề thách thức, cơ hội của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP. Ảnh: Đ.TRUNG

 

. Phóng viên: Lợi thế lớn nhất khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP là gì, thưa ông?

+ Ngài Ted Osius: Tôi muốn nói như thế này, cách đây vài năm lãnh đạo của Việt Nam đã đưa ra một quyết định có tính chiến lược đó là tham gia vào đàm phán Hiệp định TPP. Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khối ASEAN tham gia vào TPP và như vậy Việt Nam đã có lợi thế so với các nước khác trong khu vực. Khi mà Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn thì Việt Nam cũng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu không chỉ đến Mỹ mà còn đến với các nước khác trong TPP. Điều này sẽ giúp tăng thu nhập của người Việt Nam, cũng có nghĩa tăng cầu ngay trong thị trường Việt Nam. Thông qua đó sẽ giúp Việt Nam tiêu thụ sản phẩm về xuất khẩu tăng lên mà còn ngay trong chính đất nước Việt Nam nữa.

. Thưa ông, Việt Nam sẽ làm gì để tận dụng các cơ hội như ông vừa nói?

+ Sẽ cần có những khuyến khích cho nông dân Việt Nam. Khuyến khích ấy nhờ vào những cơ hội mới, Việt Nam sẽ có động lực tăng năng xuất, không chỉ có Mỹ mà còn các nước khác trong TPP giúp đỡ Việt Nam để Việt Nam thành công trong kinh tế, thương mại mà trong các lĩnh vực khác nữa. Khi Việt Nam thành công điều đó có nghĩa mang lại lợi ích cho các nước trong khối TPP và nó cũng là điều tốt cho cả trong khối TPP.

. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì trong khi Việt Nam được hưởng lợi từ TPP trong khi nông nghiệp Việt Nam lại rất hạn chế, ông đánh giá như thế nào về kết quả này?

+ Tôi muốn nói là chắc chắn sẽ có những thách thức. Bởi vì đó là điều hiển nhiên rồi, khi mở cửa nền kinh tế thì nó cũng sẽ mang theo những thách thức. Nhưng theo đánh giá của Mỹ thì nền nông nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi mà Việt Nam tham gia vào TPP. Chúng tôi không phải là đối tác duy nhất giúp đỡ Việt Nam mà các nước trong TPP cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam.

Từ trạng thái Việt Nam có nguyện vọng tham gia TPP, trở thành nước thực hiện TPP và thực hiện các cam kết đó. Mỹ sẽ giúp Việt Nam nhiều hoạt động khác và sẽ giúp đỡ cụ thể hơn trong điều khoản 30 của TPP. Chúng tôi giúp đỡ Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và người dân Việt Nam cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của họ. Điều này sẽ giúp Việt Nam thành công.

. Như vậy hàng rào thuế quan sẽ không còn là trở ngại, trong khi hàng rào kỹ thuật lại chính là trở ngại của hàng nông sản của Việt Nam qua Mỹ, vậy theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị những yếu tố gì khắc phục được điều này để xâm nhập tốt vào thị trường Hoa Kỳ?

 

Người nông dân Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, không còn cảnh bị thương lái ép giá. Ảnh: ĐSPL 

 

+ Như tôi được biết thì khi các nước tham gia vào TPP thì hàng rào kỹ thuật sẽ giảm đi chứ không phải là tăng lên. 

Tôi được biết GPD của Việt Nam sẽ tăng từ 10% đến 11%. Kim ngạch thương mại Việt Nam sẽ tăng 33%, vì thế tác động thương mại của Việt Nam sẽ rất là lớn đối với TPP. Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh, thịnh vượng hơn. Sau cùng Việt Nam cũng sẽ minh bạch hơn trong làm ăn với các nước đối tác ở trên thế giới. Vì vậy tác động của TPP đối với Việt Nam sẽ là rất tích cực và sẽ rất tốt trong tất cả lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

. Xin cám ơn ông.

 Quy tắc trình tự của TPP không chỉ là những khẩu hiệu. Đó là lao động trình độ cao, tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh các vấn đề kiểm dịch động vật và công nghệ sinh học mang lại cả thách thức và cơ hội cho người sản xuất nông nghiệp không chỉ có Việt Nam mà còn 11 quốc gia còn lại. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nếu có một sự quy hoạch đầu tư, những cơ hội lớn hơn nhiều so với thách thức, đó chính là lý do tại sao 12 quốc gia đã đi đến một thỏa thuận mang tính đột phá, mang tầm thế giới. Việt Nam có một tiềm năng to lớn đối với việc sử dụng TPP để hội nhập ngành nông nghiệp vào kinh tế toàn cầu.

TPP sẽ mang đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam tiếp cận khoảng 10% dân số thế giới và nhập khẩu khoảng 26% các sản phẩm lương thực phẩm trên toàn thế giới năm 2014. Nhắc lại một chút, các nhà phê bình ở ba nước thành viên NAFTA (Hoa Kỳ, Canada, Mexico) trước đây đã bày tỏ lo ngại về việc thay đổi trong nông nghiệp sẽ làm tổn hại đến những người nông dân của mình, đặc biệt là sản xuất quy mô nhỏ nhưng trong thực tế hiệp định này đã tạo ra những thị trường lớn hơn. Tương tự trong thương mại giữa Việt Nam và các đối tác TPP.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ngài Ted Osius

Theo ĐSPL
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 511924

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73558895