14:55 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đăk Nông: Kỹ sư ngành tự nhiên chuyển sang làm nông nghiệp giỏi

Thứ bảy - 13/04/2019 11:14
Tốt nghiệp Đại học Khoa học tự nhiên, ra trường với mức lương tương đối hấp dẫn tại một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng anh Hồ Sỹ Thế Dũng vẫn bỏ nghề để tay ngang sang làm nông nghiệp.

Chia sẻ về suy nghĩ có phần bạo dạn của mình, anh Dũng cho hay: “Đi làm công ty tuy lương cao, đáp ứng được cuộc sống cho gia đình nhưng suốt ngày vùi mình vào một công việc nhàm chán, tôi cảm thấy rất bức bối nên quyết định trở về Đắk Nông lập nghiệp”.

Ban đầu mới về quê, anh Dũng thử qua nhiều công việc khác nhau và gặp không ít thất bại nhưng anh không nản chí, vẫn quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Đất ít, phát triển cây công nghiệp không mang lại hiệu quả. Với 2.000 m2 đất, năm 2014 anh Dũng bắt tay vào trồng rau hữu cơ, đồng thời mở một cửa hàng cung ứng rau sạch tại thị trấn Đắk Mil. Qua 2 năm hoạt động, cửa hàng rau sạch của anh Dũng không thể tiếp tục duy trì do nguồn cung cấp rau không ổn định. Diện tích trồng rau hữu cơ của anh Dũng quá ít, không đủ để cung cấp lâu dài cho cửa hàng. Lúc đó, anh Dũng đã nghĩ đến việc đi tìm kiếm các điểm cung cấp rau sạch trên địa bàn để nhập rau về bán. Tuy nhiên, khi kiểm tra chất lượng rau của các cơ sở đó thì hàm lượng nitrat đều vượt cao hơn so với quy định, vì vậy phương án nhập rau về bán thất bại, anh phải đóng cửa hàng rau sạch sau 2 năm hoạt động.

Hiện tại, anh Dũng trồng chủ yếu trồng các giống xà lách ngoại để cung cấp cho thị trường

Không từ bỏ đam mê, năm 2017, anh Dũng đến thôn Đắk Sơn 1, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song mua đất để mở rộng diện tích trồng rau an toàn. Tại đây, anh Dũng xây dựng một nhà lưới 500 m2 trồng rau thủy canh. Để tiết kiệm kinh phí tối đa, anh Dũng tự mình thiết kế và xây dựng. Mô hình này được anh Dũng hoàn thiện vào tháng 4/2018 với chi phí 220 triệu đồng và phải mất 7 tháng mày mò tìm hiểu anh mới pha thành công dung dịch nuôi cây.

Hệ thống thủy canh anh Dũng sử dụng là hệ thống hồi lưu, dinh dưỡng được bơm tuần hoàn đi nuôi cây, lượng dinh dưỡng còn dư hồi lưu về thùng thủy canh và tiếp tục đi nuôi cây. Hệ thống bao gồm bồn chứa, máy bơm, các ống thủy canh hình lục giác, rọ nhựa và dung dịch nuôi cây. Về kỹ thuật trồng rau thủy canh, trước tiên là chuẩn bị giá thể ươm giống như sau: sử dụng xơ dừa + sỏi keramzit với tỉ lệ 1:1 hoặc xơ dừa + trấu hun + đất mặt tỉ lệ 1:1:1 (lưu ý xơ dừa đã được xử lý chất tannin); sau đó cho giá thể vào rọ nhựa rồi gieo hạt giống, để trong mát và tưới giữ ẩm hàng ngày. Sau 3 – 5 ngày khi hạt giống nảy mầm thì cho rọ lên giàn thủy canh và vận hành hệ thống đã pha sẵn dung dịch.

Hiện tại, anh Dũng trồng chủ yếu các giống xà lách ngoại. Mỗi lứa rau có thời gian khoảng 45 ngày. Để tiết kiệm thời gian, anh ươm cây con trước, sau đó mới đưa lên giàn thủy canh thì chỉ mất 25 ngày là thu hoạch. Với 500 m2 trồng rau thủy canh, mỗi ngày anh thu hoạch được khoảng 30 – 35 kg rau, giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, thu về khoảng 1 triệu đồng/ngày. Sau khi trừ chi phí vận hành, thời gian gối lứa, mỗi tháng anh Dũng thu lời khoảng 15 – 18 triệu đồng. Rau của anh Dũng chủ yếu xuất bán cho một cửa hàng rau sạch tại TP. Hồ Chí Minh.

Anh Dũng cho biết, quan trọng nhất trong sản xuất rau thủy canh là kiểm soát được lượng phân bón và độ pH của nước. Hiện tại mô hình rau thủy canh của anh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, thời gian tới anh sẽ thiết kế thêm một tầng phía dưới để trồng rau xà lách xoong và mở rộng thêm 4.000 m2 để trồng rau hữu cơ, nhằm cung cấp sản phẩm đa dạng hơn cho thị trường. Sau khi đảm bảo lượng rau cung cấp ổn định, anh dự định sẽ mở lại cửa hàng cung cấp rau sạch.

Trồng rau thủy canh trong nhà lưới tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng bù lại tuổi thọ công trình cao, lợi nhuận thu về tương đối lớn, nếu biết tận dụng tối ưu thì sau khoảng một năm đã có thể thu hồi vốn. Hơn nữa, rau trồng thủy canh không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi bên ngoài nên năng suất cao, kiểm soát được dịch bệnh và tiêu chuẩn chất lượng. Phương thức sản xuất này cũng an toàn do không phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng hiệu quả lượng phân bón, nước tưới. Cái khó nhất của mô hình đó là pha được dung dịch nuôi cây. Hiện nay, trên thị trường có bán sẵn các loại dung dịch để trồng rau thủy canh, tuy nhiên các dung dịch bán sẵn này chỉ phù hợp với các hộ gia đình tự trồng rau ăn, còn đối với hộ sản xuất để kinh doanh thì chi phí mua dung dịch cao, không đảm bảo lợi nhuận đem về. Vì vậy muốn có lợi nhuận cao thì người trồng rau thủy canh nên tự pha dung dịch nuôi cây. Anh Dũng cho hay, việc pha dung dịch nuôi cây đối với người nông dân đơn thuần là hơi khó. Bà con có nhu cầu tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng rau thủy canh có thể liên hệ với anh Hồ Sỹ Thế Dũng, thôn Đắk Sơn 1, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song, số điện thoại: 0973333142.

Phạm Như Nguyệt - Trạm Khuyến nông huyện Đắk Song

Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 55

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 238575

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60560532