12:42 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dành hàng ngon cho nội địa

Thứ bảy - 20/10/2018 11:17
Thay vì dành hàng ngon để xuất khẩu như trước, nhiều doanh nghiệp VN đã thay đổi tư duy để cung cấp hàng chất lượng cao trong nước theo các tiêu chuẩn toàn cầu.
Dành hàng ngon cho nội địa - Ảnh 1.

Chế biến và đóng gói thanh long tại một doanh nghiệp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dù thị trường trong nước còn khá nhỏ nhưng theo các doanh nghiệp, do độ mở của nền kinh tế với thế giới ngày càng lớn nên doanh nghiệp trong nước phải thay đổi tư duy địa phương sang toàn cầu ngay từ khi khởi nghiệp hay bắt đầu dự án kinh doanh mới.

Nâng chuẩn tiêu dùng nội địa

Sau nhiều năm xuất khẩu trái cây vào các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Công ty Vina T&T đang chuẩn bị dự án đưa trái cây cao cấp về thị trường nội địa vào cuối năm nay.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Vina T&T, cho hay trong ngành trái cây trước nay, hàng đạt chuẩn cao cấp thường để dành cho xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước thường là các chuẩn thấp hơn hoặc không có chuẩn nào.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người VN ngày một tăng, quan niệm hàng chất lượng kém mới tiêu dùng trong nước không còn đúng nữa. Do đó, doanh nghiệp này quyết định đưa hàng chuẩn xuất khẩu về thị trường nội địa.

Theo đó, toàn bộ quy trình lựa chọn nguồn hàng, xử lý, đóng gói và trưng bày tại hệ thống cửa hàng mà công ty đầu tư đều đạt chuẩn chất lượng như công ty đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Theo ông Tùng, việc chuyển hướng này không chỉ bởi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, sức ép của trái cây nhập khẩu ngày càng nhiều mà vì doanh nghiệp không thể làm cách cũ là đi tìm nguồn hàng rồi chọn trái đẹp để xuất khẩu.

"Trái cây của VN đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường khác nhau với số lượng ngày càng lớn, các doanh nghiệp phải đầu tư vùng nguyên liệu bài bản ngay từ đầu và theo một tiêu chuẩn thống nhất để giảm thiểu rủi ro" - ông Tùng nói.

Trong khi đó, theo ông Phan Minh Thông - tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, VN là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng nhiều người tiêu dùng trong nước lâu nay vẫn dùng các loại cà phê không rõ nguồn gốc hay tiêu chuẩn chất lượng nào.

Không phải là VN không sản xuất được cà phê chất lượng cao vì mỗi năm VN xuất khẩu hàng triệu tấn cà phê, trong đó có nhiều tiêu chuẩn rất cao mà khách hàng Mỹ hay EU yêu cầu.

Chuẩn toàn cầu

Việc quan niệm hàng chất lượng kém mới tiêu dùng trong nước sẽ đẻ ra hệ lụy người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào sản phẩm trong nước.

"Chính vì vậy chúng tôi đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao dành riêng cho thị trường nội địa. Toàn bộ quy trình sản xuất từ hạt cà phê đến sản phẩm cà phê cuối cùng đều đạt chuẩn chất lượng quốc tế là UTZ và BRC như hàng đang xuất khẩu đi châu Âu" - ông Thông cho hay.

Ông Phùng Văn Hiền, giám đốc Công ty TNHH Trái Cây Nhiệt Đới (Bến Tre), cho biết ngay khi chuyển từ quy mô hộ gia đình lên doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp này đã xác định lấy tiêu chuẩn toàn cầu cho các sản phẩm trái cây tươi của công ty.

Bởi nếu chỉ dựa vào thị trường trong nước hay Trung Quốc sẽ bấp bênh vì sản xuất không cần theo tiêu chuẩn nào, giá bán do thương lái quyết định.

Thông qua một số nhà xuất khẩu, ông Hiền đã làm việc trực tiếp với các nhà nhập khẩu của Anh và Hà Lan để làm ra các sản phẩm chôm chôm đạt chuẩn Global GAP.

Hiện tại, toàn bộ trái cây chuẩn quốc tế làm ra đều được xuất khẩu đi các thị trường cao cấp. Ngoài trái chôm chôm ban đầu, đến nay công ty còn mở rộng thêm sản phẩm khác như nhãn, dừa, bưởi...

"Tôi nghĩ để thoát khỏi phụ thuộc vào mùa vụ hay thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải định hướng ngay từ đầu rằng sẽ làm theo chuẩn của thị trường nào để thực hiện" - ông Hiền cho biết.

Hợp tác phát triển vùng nuôi sạch

Theo ông Đàm Văn Hoạt - tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Trại Việt (Vietfarm), VN có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên trong chăn nuôi vịt.

So với trứng vịt của Trung Quốc nuôi theo kiểu công nghiệp, vịt nuôi bán tự nhiên ở VN cho chất lượng trứng thơm ngon hơn nhiều.

Đây là điều mà khách hàng nước ngoài rất thích. Do đó, doanh nghiệp này đã hợp tác với nông dân vùng ĐBSCL phát triển vùng nuôi vịt sạch, đầu tư nhà máy bóc tách lòng đỏ trứng hiện đại và hệ thống đóng gói đạt chuẩn.


Tác giả bài viết: Theo Trần Mạnh (Báo Tuổi trẻ)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 437525

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73484496