18:42 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dấu ấn quê hương Hà Tĩnh trong tác phẩm của Nguyễn Du

Thứ bảy - 03/05/2014 05:37
Núi Hồng hôm nay vẫn xanh cao vời vợi, sông Lam vẫn miệt mài trôi về biển cả. Thời gian vô thủy vô chung, dòng đời vô tận. Qua mọi biến thiên của đất trời, núi sông vẫn vững bền, vẫn ghi dấu tình yêu của Nguyễn Du với thiên nhiên, con người và tình yêu của hậu thế dành cho Đại thi hào...

Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765, tại phường Bích Câu - Thăng Long, nơi cha ông - Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm làm quan. Mãi đến năm 6 tuổi, ông mới trở về quê hương Tiên Điền (Nghi Xuân). Năm ông trở về, bến Giang Đình nhộn nhịp ngựa xe, áo quần, võng lọng. Kỷ niệm ấy đã khắc sâu trong tâm hồn thơ trẻ, theo ông suốt cuộc đời. Trong những năm tháng tràn trề tuổi thanh xuân, nhất là sau 10 năm gió bụi nương nhờ ở quê vợ Thái Bình, quê hương Hà Tĩnh, nơi có 99 đỉnh non Hồng hùng vĩ, nơi có con sông Rum (sông Lam) hiền hòa trong xanh đã khắc dấu trong tâm hồn ông những xúc cảm khó phai.

“Giang Đình hữu cảm”, “Tạp thi” là những bài thơ ông viết với tất cả hoài niệm, tình yêu, nỗi xót xa đau đáu của người con sớm biết mình nặng nợ với quê hương. “Thác lời trai phường nón” và “Văn tế Trường Lưu nhị nữ” cùng với 2 biệt hiệu ông tự đặt cho mình: “Nam Hải điếu đồ” (câu cá ở biển Nam) và “Hồng Sơn liệp bộ” (đi săn trên núi Hồng Lĩnh) đã phản ánh rất rõ những tháng ngày gắn bó với quê hương Hà Tĩnh, không chỉ là Tiên Điền - Nghi Xuân. Nơi đây, thiên nhiên hoang sơ khoáng đạt với đồng bãi, bến sông, hoa cỏ, núi non… đã mang lại cho ông những khoảnh khắc đẹp của cuộc đời. “Lam Thủy Hồng sơn vô hạn thắng!” (núi Hồng, sông Lam cảnh đẹp vô cùng!).

Dấu ấn quê hương Hà Tĩnh trong tác phẩm của Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du

Ông đã từng thốt lên như vậy. Nếu đọc kỹ thân thế và sự nghiệp của ông thì có thể thấy dù ông từng sống ở kinh đô Thăng Long, kinh thành Huế, Thái Bình hay trên dặm đường đi sứ Trung Quốc, những cảnh sắc dân dã mà tươi nguyên, nên thơ và hùng vĩ với lời ăn tiếng nói của người dân “một nắng hai sương” nhưng tâm hồn sôi nổi và thanh cao ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời cũng như văn chương của ông. Cái không gian khoáng đạt của vùng cát trắng Xuân Tiên, Xuân Mỹ, Xuân Thành… nhìn từ non Hồng không thể không lưu ảnh vào tâm hồn đầy xúc cảm của nhà thơ:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

(Truyện Kiều)

Trong những lần xuôi thuyền về Cửa Hội, ngắm nhìn cảnh sông nước về chiều với “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”, ông càng cảm nhận rõ hơn nỗi buồn nhân gian, nỗi đau biệt ly để rồi trái tim nhân đạo vĩ đại đã thôi thúc ông chuyển thể thành lục bát một cách tài tình những câu thơ đầy tâm cảm từ “Kim Vân Kiều truyện”:

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Mỗi lần qua lại cây cầu nhỏ trước Khu lưu niệm Đại thi hào, nhìn sang bến Giang Đình và dòng sông Lam cuộn chảy, tôi lại chạnh nhớ đến câu thơ như một nét vẽ của người họa sĩ tài hoa:

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ dưới ghềnh bắc ngang

Là người Hà Tĩnh, ai cũng dễ dàng nhận ra nhịp điệu của lời ca phường vải Trường Lưu - Can Lộc, chất giọng ví đò đưa sông Lam trong những câu thơ lung linh như ngọc của Truyện Kiều: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. “Người lên ngựa, kẻ chia bào/Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”…

Dấu ấn quê hương Hà Tĩnh trong tác phẩm của Nguyễn Du

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du tại xã Tiên Điền (Nghi Xuân) Ảnh: Quang Vinh

Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung từ xa xưa đã là đất địa linh nhân kiệt. Nguyễn Tiên Điền từng là dòng họ “Trâm anh thế phiệt” với nhiều tiến sĩ, danh nhân khoa bảng. Trong huyết mạch của người thi sĩ từng được vua phong là “nhất đại tài hoa” ấy có dòng máu của tài năng và phẩm giá mà cha ông để lại, đồng thời được bồi đắp thêm bởi trái tim nhân hậu vô bờ bến của người trí thức luôn đau nỗi đau của nhân loại và khát khao mãnh liệt tự do, công lý:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

Ông từng khóc cho mình: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Chưa đến ba trăm năm, nhưng hôm nay, trên quê hương của Người, sau 249 năm ông sinh ra trên cõi nhân gian lắm khổ đau và nhiều hạnh phúc, nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân cả nước đã cùng nhân loại hướng về ông, hướng về vầng ánh sáng tỏa ra từ hàng trăm năm trước và sẽ còn rạng soi đến mai sau. Quê hương ông những ngày này đã có nhiều đổi thay. Cuộc sống yên bình, người dân tự do, những người phụ nữ thời đại mới được hưởng nhiều hạnh phúc, đang tự mình vươn lên cùng với 1,3 triệu dân Hà Tĩnh dựng xây bức tranh mới của miền quê Lam Hồng. Điệu ví giặm, lời ca trù cùng với nhiều sinh hoạt văn hóa vừa đậm đà bản sắc, vừa hiện đại làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Chuẩn bị kỷ niệm 250 năm sinh và đón nhận danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du vào năm 2015, mỗi người con Hà Tĩnh đang thắp sáng thêm ngọn lửa tài năng và lòng bác ái từ ông để tỏa sáng cho muôn đời.

Núi Hồng hôm nay vẫn xanh cao vời vợi, sông Lam vẫn miệt mài trôi về biển cả. Thời gian vô thủy vô chung, dòng đời vô tận. Qua mọi biến thiên của đất trời, núi sông vẫn vững bền, vẫn ghi dấu tình yêu của Nguyễn Du với thiên nhiên, con người và tình yêu của hậu thế dành cho Đại thi hào.

BÙI MINH HUỆ
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 326


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71309311