11:34 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đây là thứ giúp dân miền Tây thoát ám ảnh khát cháy: Bẫy nước ngọt

Thứ năm - 19/03/2020 05:14
Hạn hán, mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, giếng, ngay cả nước máy cũng đều bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.

day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 1

Cây lúa ở ĐBSCL chết thảm vì nước mặn xâm nhập. 

Lượng mưa sụt giảm, thiếu nước ngọt trầm trọng

Ngay từ giữa tháng 2/2020, ĐBSCL chứng kiến hạn hán và xâm nhập mặn ở mức báo động 1 trong vòng nhiều năm qua. Gây thiệt hại nặng nề trong đời sống sinh hoạt và canh tác của bà con nông dân.

Theo Bộ NNPTNT, tính đến 3/2020, tổng thiệt hại lúa vụ lên đến 32.000 héc ta, 80.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Giá nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu tăng từ 8.000VND/m3 lên 200.000VND/m3. Một gia đình 4 người mỗi tháng phải chi ít nhất hơn 1 triệu đồng mua nước ngọt. Người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất”.

Mới đây, đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết: “Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, vẫn đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn lưu vực, bao gồm cả vùng ĐBSCL của Việt Nam”.

Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72%, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ ĐBSCL giảm 84% so với trung bình nhiều năm.

Các chuyên gia phân tích, tình trạng mưa giảm hẳn vào năm nay là do  lượng nước từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm.Và,  mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở hạ lưu  sông Mê Kông. Chính vì vậy, các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mê Kông, dẫn đến dòng chảy về vùng ĐBSCL qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.

Do dòng chảy về ĐBSCL ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24 km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6 km.

Cũng theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, dự báo dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc: “Dựa trên các kết quả dự báo mưa trên lưu vực sông Mê Kông, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng ĐBSCL của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%”.

Giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt

Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô là mỗi lần ám ảnh. Tất cả các con sông của vùng bị mặn, nước máy cũng mặn chát. Đến tháng 3 - 4 là hầu hết không nhà nào còn nước ngọt. Một người dân chia sẻ: “Sông Mekong bị bức tử, cả một vùng châu thổ khát cháy, nước biển tràn vào 100%, thì còn ghê gớm hơn xưa gấp bội. Gần biển, cho nên các con giếng cũng mặn đắng, dù có điện lưới, có trạm bơm, cũng chẳng giải quyết được gì. Nước ngọt không có để uống, thì tắm rửa phải dùng đến nước mặn.”

 day la thu giup dan mien tay thoat am anh khat chay: bay nuoc ngot hinh anh 2

Mô hình "bẫy nước ngọt" được kiến trúc sư Hà Nhật Tân giới thiệu. 

Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Nhật Tân – người sinh ra và lớn lên ở miền Tây, ông hiểu rõ mùa khô và nước xâm mặn, có chia sẻ 2 cách giúp bà con nơi đây giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước ngọt:

Ông khuyên người dân nếu không có nước ngọt, không nên uống nước lợ vì càng uống sẽ càng khát. Để giảm tối đa lượng nước uống, cần phải bổ sung đủ nước. Cách hay nhất là uống canh, hãy nấu một nồi canh lớn cho mỗi bữa. Ăn canh nhiều nhất có thể. Nếu ăn canh nhiều, có thể không cần phải uống thêm nước mà vẫn không khát.

Ngoài ra, có thể "bẫy hơi nước" (nước ngọt) bằng một chiếc hộp bằng kính chứa nước mặn. Sau đó phơi chiếc hộp này dưới nắng, hơi nước sẽ bốc lên. Mặt trên cùng của chiếc hộp kính nên làm nghiêng, dốc vào một cái máng. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt trên cùng và chảy vào cái máng này. Chỉ việc thu nước trong cái máng, sẽ được nước ngọt. Có khoảng chục lít nước cho 1m2 bề mặt/ngày. Với 2m2, sẽ thu được khoảng 20 lít nước mỗi ngày (ít thì 10 lít, ngày nắng có thể lên đến 50 lít/ngày), đủ cho nhu cầu nước uống của một gia đình.

Cùng với 2 phương pháp trên, ông Tân nhấn mạnh: “Với 6 miếng kiếng và 2 chai silicon, bạn dư sức làm một cái "bẫy nước ngọt". Nhớ là cái bẫy này phải kín, không thì hơi nước sẽ thoát đi hết. Ai không biết làm thì ra tiệm đặt cái hồ cá 1mx2m. Nhớ là cái nắp nghiêng khoảng 30 độ thu vào 1 cái máng. Cái máng này thu vào 1 cái bình nước suối 12 lít”.

Theo Trần Nhung/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/day-la-thu-giup-dan-mien-tay-thoat-am-anh-khat-chay-bay-nuoc-ngot-1069841.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237


Hôm nayHôm nay : 53487

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004516

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72687225