21:02 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 08/12/2015 04:37
Nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao chất lượng chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập của nông dân theo hướng phát triển bền vững.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định và Sở NNPTNT kiểm tra sản xuất cây vụ đông tại Vụ Bản. Ảnh: T.L

Ông Đỗ Hải Điền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết:

Khi xây dựng NTM, Nam Định đã kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách, lựa chọn cách làm và bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trong đó thành công nổi bật là việc xác định công tác dồn điền đổi thửa là khâu đột phá và đã thực hiện thành công. Từ đây mở đầu cho các bước đi trong việc huy động nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồng ruộng. Những nền tảng cơ bản này là lộ trình để Nam Định hình thành vùng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, đây là nên tảng để Nam Định triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được xác định là nội dung cốt lõi trong xây dựng NTM. Những mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp mà Nam Định hướng tới là gì, thưa ông?

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định hướng tới 3 mục tiêu: Sản xuất chất lượng giá trị gia tăng cao và bền vững; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định giai đoạn 2014 – 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá tổng kết các mô hình liên kết theo chuỗi hiện có, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách để hoàn thiện và mở rộng các mô hình này.

Theo ông, yếu tố nào sẽ gắn kết và quyết định sự thành công của việc xây dựng chuỗi từ sản xuất đến thị trường?

- Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể, chính quyền các cấp giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng... nhằm đổi mới nền nông nghiệp Nam Định theo hướng sản xuất hàng hóa.

Với kinh nghiệm của tỉnh, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị chỉ có thể thành công khi hai nhân tố chính trong chuỗi liên kết là nông dân và doanh nghiệp phải ngồi chung trên một con thuyền và doanh nghiệp đóng vai trò lái con thuyền đó đi đúng hướng.

Hiện nay, tỉnh Nam Định đang triển khai thành công một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, đó là: Mô hình thuê gom, tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất lúa giống, cây vụ đông chế biến xuất khẩu của Công ty TNHH Cường Tân với nông dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu giữa Công ty CP Nam Dược với nông dân xã Hải Lộc (Hải Hậu), Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao giữa Tổng Công ty Lương thực miền Bắc với nông dân các huyện Nam Trực, Giao Thủy, Xuân Trường.

Cũng nằm trong lộ trình tái cơ cấu, tỉnh Nam Định đang triển khai các chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp với Nhật Bản, các nội dung quan trọng của chương trình là gì, thưa ông?

- Thực hiện chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tỉnh Nam Định được Chính phủ và Bộ NNPTNT tạo cơ hội hợp tác với các địa phương và các trường đại học của Nhật Bản. Mục tiêu mà hai bên hướng tới là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững.

Những nội dung hợp tác: Chuyển giao công nghệ trong khâu chọn giống cây, giống con nuôi và ứng phó với biến đổi khí hậu; Hợp tác về cơ khí nông nghiệp và các lĩnh vực công nghiệp khác; Hợp tác về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, liên kết triển khai các dự án khôi phục, phát triển các nghề thủ công có giá trị kinh tế cao của Nam Định để đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác; Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Xin cảm ơn ông!

 
Nguồn: Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395261

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442232