14:44 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dạy nghề phải gắn với thị trường

Thứ năm - 20/09/2018 20:56
Sau tám năm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề lao động nông thôn (giai đoạn 2010 - 2017), Hội Nông dân các cấp tỉnh Nghệ An đã phối hợp các cấp chính quyền địa phương và các cơ sở dạy nghề tuyển sinh mở 1.325 lớp dạy nghề ngắn hạn từ hai đến ba tháng cho hơn 45 nghìn lao động nông thôn.
Chị Hoàng Thị Kim kiểm tra chất lượng sản phẩm nước mắm đóng chai của gia đình trước khi bán ra thị trường.

Qua đào tạo, hơn 80% số lao động nông thôn được học các nhóm nghề chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và hơn 70% số học viên học nhóm nghề sửa chữa máy nông nghiệp, trồng nấm, nuôi ong… Diễn Châu là huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, với dân số gần 300 nghìn người, phân bố ở 38 xã và một thị trấn. Những năm gần đây huyện đang có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ. Hiện nay huyện đã hình thành nhiều cụm công nghiệp, thu hút hàng chục nghìn lao động mỗi năm. Ðể đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện và các địa phương tập trung thực hiện Ðề án tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diễn Châu Ngô Ðình Tửu cho biết: "Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài huyện tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho hội viên. Hằng năm huyện hội giao chỉ tiêu và chỉ đạo tất cả các hội cơ sở tổ chức triển khai thực hiện việc đăng ký mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn và có kiểm tra rà soát việc thực hiện công tác đào tạo nghề ở các cơ sở hội". Ðến nay, số lao động biết nghề, thạo nghề và giỏi nghề chiếm khoảng 35% và số có việc làm sau học nghề là gần sáu nghìn người. Các mô hình dạy nghề có hiệu quả cao như nghề trồng trọt, chăn nuôi thú y tại xã Diễn An, nghề may mặc công nghiệp tại xã Diễn Trường, nghề trồng nấm, nấu ăn tại xã Diễn Liên… đã phát huy hiệu quả.

Ða số học viên sau khi học nghề đã tự tạo được việc làm, áp dụng kiến thức vào công việc lao động sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Anh Lê Thiện Cường ở xóm 4, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu là một nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng dưa hấu đỏ và các loại rau ngắn ngày như cải ngọt, bắp cải, su hào, súp lơ cho năng suất cao. Từ kinh nghiệm trồng rau, dưa cho thu nhập từ 150 đến 170 triệu đồng/ha của anh, trạm khuyến nông và Hội Nông dân huyện nhân rộng cho cả 10 xã vùng màu học tập, qua đó xây dựng được hàng trăm mô hình cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mới đến đầu phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò), chúng tôi cảm nhận mùi thơm nồng của nước mắm ngào ngạt. Ðây là món quà biển giản dị làm lưu luyến bao khách thập phương về với biển Cửa Lò. Chị Hoàng Thị Kim, chủ cơ sở nước mắm Võ Kim, làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 cho biết: "Trước kia vợ, chồng tôi làm công nhân của Công ty Thủy sản Nghệ An về nghỉ chế độ 176. Năm 2003 vợ, chồng tôi thông qua huyện hội vay vốn mở cơ sở chế biến nước mắm tại gia đình làm theo phương pháp cổ truyền cung cấp ra thị trường". Thời gian đầu làm quy mô nhỏ, chế biến 10 tấn cá/năm, dần dần mở rộng quy mô sản xuất, đến nay hệ thống bể chượp của gia đình chị có sức chứa 200 tấn. Nước mắm Võ Kim đã đăng ký bản quyền, hằng năm bán ra thị trường từ 30 đến 40 nghìn lít nước mắm các loại, chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh và khách du lịch. Hiện cơ sở của gia đình chị Kim có tám công nhân trực tiếp sản xuất, mười người làm công tác tiếp thị. Chị đang tiếp tục vay vốn để tổ chức một lớp học nghề làm mắm tôm chua, nhằm tạo thêm việc làm cho bà con nông dân trong phường.

Là một trong những hộ nghèo trong phường, gia đình anh chị Lê Văn Sáng và Nguyễn Thị Oanh được chị Hoàng Thị Kim nhận vào học nghề và trở thành công nhân sản xuất trong công ty. Ðến nay, không những gia đình chị đã thoát nghèo, xây dựng được nhà khang trang, mà trong năm người con của anh chị, có hai cháu được ra nước ngoài học tập. Ngoài cơ sở Võ Kim, hiện làng nghề nước mắm Hải Giang 1 có 74 hộ làm nghề sản xuất và chế biến nước mắm, thu hút hàng trăm lao động trong phường.

Thực tiễn hoạt động dạy nghề lao động nông thôn của các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần tạo việc làm, mở rộng sản xuất, đa dạng ngành nghề cho nông dân, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động, thực hiện CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Nhị, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, trong quá trình tổ chức đào tạo nghề lao động nông thôn, các cấp hội còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, do trình độ, tuổi tác của các học viên là người lao động nông thôn không đồng đều, khả năng tiếp thu kiến thức kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Ðối tượng lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất chưa ý thức được việc chuyển nghề hoặc chưa định hướng được nghề nên chưa tích cực tham gia học nghề để chuyển nghề. Nguồn kinh phí đầu tư cho Hội triển khai dạy nghề còn phụ thuộc sự phân bố không ổn định của sở, ngành chức năng. Cơ chế chính sách, khuyến khích học viên phát triển ngành nghề sau khi học chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nông dân không ổn định…

Để giải quyết vấn đề này, sắp tới Hội Nông dân tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn nông dân học nghề theo đúng sở trường, đồng thời hỗ trợ tạo việc làm và thành lập các tổ nhóm liên kết sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Tích cực phối hợp các sở, ngành, các cơ sở dạy nghề và các địa phương để tranh thủ nguồn kinh phí và làm tốt công tác tuyển sinh mở lớp đào tạo nghề với các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Tác giả bài viết: TRỊNH SƠN

Nguồn tin: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 68415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60215069