12:11 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố thông minh

Thứ hai - 08/04/2019 11:20
Năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn TP Hạ Long là địa phương thí điểm thực hiện Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh. Đến nay sau hơn 2 năm triển khai, bước đầu đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp và du khách…
Đơn vị tư vấn FPT trình bày ý tưởng mô hình thành phố thông minh tại TP Hạ Long có sự tích hợp với các dịch vụ Chính phủ số. Ảnh: Phạm Tăng

Đơn vị tư vấn FPT trình bày ý tưởng mô hình thành phố thông minh tại TP Hạ Long có sự tích hợp với các dịch vụ Chính phủ số. Ảnh: Phạm Tăng

Bắt tay vào thực hiện Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh, tỉnh đặt mục tiêu phấu đấu đến năm 2020, TP Hạ Long sẽ cơ bản trở thành một trong những thành phố thông minh đầu tiên của cả nước. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình thành phố thông minh ra các địa phương như: Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái.

Triển khai mô hình thành phố thông minh, các dự án, nhiệm vụ phải đặt mục tiêu chính là lấy người dân làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cần hướng tới cải thiện, nâng cao tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và hỗ trợ du khách. Ngoài ra, phải nâng cao chất lượng công việc quản lý của các cơ quan nhà nước trên cơ sở ưu tiên đầu tư hạ tầng CNTT, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như: Giáo dục, y tế...

Giai đoạn 2017-2018, tỉnh đã bố trí hơn 1.370 tỷ đồng để đầu tư 15 dự án/nhiệm vụ. Qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay các dự án/nhiệm vụ cơ bản đảm bảo đúng tiến độ. Nổi bật, kiến trúc thành phố thông minh (phiên bản 1.0) và chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh (phiên bản 1.0) đã được ban hành, làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị triển khai.

Cùng với đó, tỉnh đã bố trí hơn 300 tỷ đồng đầu tư cho 3 bệnh viện (Bãi Cháy, Đa khoa tỉnh và Sản Nhi) xây dựng mô hình bệnh viện thông minh. Các bệnh viện trên đã đầu tư mua sắm thiết bị hạ tầng CNTT và thiết bị hỗ trợ cho bác sĩ, điều dưỡng như: Thiết bị đọc mã vạch barcode, xe điều dưỡng tích hợp máy tính truy cập hệ thống thông tin bệnh viện... Những thiết bị này được tích hợp đồng bộ với các hệ thống phần mềm khai thác giúp công tác khám, chữa bệnh hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân và nhất là công tác báo cáo, thống kê dễ dàng hơn.

Tiêu biểu, trung bình 1 ngày, Bệnh viện Bãi Cháy (TP Hạ Long) đón khoảng 1.000-1.500 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh, trong đó có khoảng 800-1.000 người điều trị nội trú. Để quản lý số bệnh nhân đông, giảm tải tối đa thời gian chờ đợi, năm 2018 bệnh viện đã đầu tư hơn 35 tỷ đồng nâng cấp toàn bộ hệ thống thiết bị hạ tầng CNTT kết nối ứng dụng đồng bộ vào khám, chữa bệnh. Đến nay, bệnh viện đã lắp đặt xong phần mềm trí tuệ nhân tạo để lựa chọn phác đồ điều trị ung thư cho bệnh nhân theo hướng phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đang triển khai hiệu quả ứng dụng các phần mềm đăng ký khám, chữa bệnh online, hỗ trợ thông tin đăng ký khám bệnh ban đầu tiện ích cho người dân. Đặc biệt, Bệnh viện Bãi Cháy còn ứng dụng thêm phần mềm chữ ký điện tử trả lời kết quả khám lâm sàn, hình ảnh; hệ thống Pacs lưu trữ và chuyển tải ảnh y khoa... Những phần mềm này đã và đang đem lại sự hài lòng, giảm bớt các khâu chờ đợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Bệnh viện Bãi Cháy sử dụng hệ thống chẩn đoán và lưu trữ hình ảnh của Bệnh viện. Ảnh: Thu Nguyệt
Bệnh viện Bãi Cháy sử dụng hệ thống chẩn đoán để liên tục cập nhật, theo dõi tình hình người bệnh. Ảnh: Thu Nguyệt

 

Đối với lĩnh vực giáo dục, đến nay đã đầu tư được 511 phòng học của 46 trường tích hợp đầy đủ những công cụ dạy và học với việc kết nối các thiết bị công nghệ giúp giáo viên dễ dàng thiết kế bài giảng, hình ảnh. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại tại trụ sở Văn phòng HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh. Bước đầu hình thành một hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại, đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng.

Để tiếp tục nhân rộng mô hình thành phố thông minh, dự kiến năm 2019, tỉnh Quảng Ninh sẽ bố trí hơn 1.197 tỷ đồng triển khai xây dựng 13 dự án/nhiệm vụ. Tiêu biểu có một số công trình trọng điểm như: Xây dựng bổ sung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm nền tảng cho thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh; xây dựng trường học thông minh trên địa bàn TP Hạ Long và một số trường trên địa bàn tỉnh; ứng dụng CNTT phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn TP Hạ Long...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 718

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 717


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74572208