06:10 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dễ dãi với sản phẩm của mình là tự làm khó mình

Chủ nhật - 28/05/2017 23:37
Dễ dãi với sản phẩm của mình là tự hại chính mình, phải hướng đến làm sản phẩm chất lượng cao hơn; sản xuất quy mô lớn cũng không phải giải pháp duy nhất để có một nền sản xuất hiện đại; giải cứu mãi sẽ sinh ỷ lại và không tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, lợi bất cập hại – ông Nguyễn Đức Kiên bày tỏ quan điểm về câu chuyện đau lòng liên quan đến nông sản lặp đi lặp lại thời gian gần đây.

PV: Theo ông, liên tiếp các sự kiện “giải cứu” nông sản với mật độ ngày càng dày đặc gần đây nói lên điều gì?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Qua các sự kiện "giải cứu" dưa hấu, thịt lợn rồi gần đây là trứng, phải thấy là giá thành sản xuất so với giá bán trên thị trường và giá trị sử dụng là có vấn đề.

 

Giá thành cao, khó cạnh tranh, cũng còn do cung – cầu của thị trường, nhưng vấn đề là giá bán gấp 3 lần giá thành mà lợi nhuận không được phân phối công bằng giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – thương mại.
 
Ông Nguyễn Đức Kiên.

PV: Việc mất cân đối cung – cầu, liên kết tìm thị trường, tiêu thụ hàng hóa đang gặp vấn đề lớn. Các hội ngành nghề đang ở đâu, vai trò của họ ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Xưa nay có bệnh hành chính hóa các tổ chức xã hội ngành nghề. Đấy là hình thức làm chỗ trú chân cho lãnh đạo bộ ngành về hưu chống lão hóa thôi. Bản thân những người trong hội vẫn cứ nghĩ theo lối cũ thì làm sao làm được. Người nông dân phải chấp nhận tự đổi mới mình nữa, phải liên kết lại với nhau.

PV: Gần đây chúng ta nói đến tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn để có thể áp dụng các mô hình hiện đại hơn. Đây có phải là giải pháp tốt?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Chúng ta, cả bộ máy chính trị đến người dân đều nói theo phong trào. Vấn đề ở đây không phải là sở hữu mà sử dụng tài sản ấy như thế nào. Không phải cứ sở hữu nhiều gà hơn, sử dụng diện tích đất lớn hơn thì tôi có mô hình sản xuất tiên tiến hơn.

Không phải bỏ ra vài ba tỷ đến chục tỷ đồng xây chuồng trại quy mô lớn đã là công nghiệp hóa chăn nuôi. Tôi đi xuống Vĩnh Bảo (Hải Phòng), người ta nuôi gà theo hộ rất thành công, chỉ có 2.000 con thôi. Làm theo modul, gọn gàng và dễ phát triển, vẫn áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Giống gà được lựa chọn, đảm bảo, chuồng trại đúng quy chuẩn, cho ăn đúng quy trình. Nhược điểm duy nhất của sản xuất nhỏ là chi phí bảo vệ môi trường sẽ cao. Nhưng yêu cầu của thị trường là thế. Nhà khoa học cần nghiên cứu mô hình xử lý chất thải chăn nuôi theo từng modul, từng block 2.000-3.000 con gà một.

PV: Ý ông là thị trường là thứ quyết định, chứ không phải mong muốn chủ quan của chúng ta?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Ai cũng nói chuyện hợp tác xã, nhưng không có một nghị quyết nào quy định là Tỉnh ủy đó nếu không phát triển được kinh tế tập thể thì bị kỷ luật. Như Quảng Ngãi, dưa hấu như thế mà Tỉnh ủy vô can, Ủy ban vô can, Chủ tịch Hội Nông dân vô can.

Chính quyền từng nơi phải tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương mà phát huy sáng kiến chứ. Sản xuất quy mô lớn, sản lượng lớn nhưng không có đầu ra thì chết. Trong bữa cơm gia đình người Việt, bao nhiêu người ăn dưa hấu?

Nông dân cứ thích bán xô cho người Trung Quốc, tự dễ dãi với sản phẩm của mình. Không chịu làm ăn bài bản. Thu hoạch đổ đồng cả, chất hết lên xe mang lên biên giới, rồi đến khi đối tác siết lại, yêu cầu đúng chuẩn, đúng kích cỡ là chết. Tự mình làm khó mình.

PV: Nhưng nhiều người nói rằng nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do sản xuất manh mún, quy mô nhỏ và đặc biệt là không có vốn đầu tư. Vậy theo ông, vốn hay thiếu thị trường là yếu tố chính?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Chẳng phải do vốn, chỉ là quy trình sản xuất thôi. Giá thành cao hay thấp cũng không phụ thuộc ý muốn chủ quan mà là yếu tố khách quan nữa. Nhưng sản phẩm tốt ta có quyền bán giá khác, và người tiêu dùng đủ thông minh để nhận ra.

Sao mình không định hướng làm sản phẩm chất lượng cao? Vấn đề là nông dân có biết cách làm không. Không làm được thì hỏi, hỏi thì phải trả tiền, nền kinh tế thị trường là thế, chứ trông vào các trung tâm khuyến nông, khuyến công như ngày xưa thì không hiệu quả.

Mọi chi phí được tính đúng, tính đủ vào quả trứng. Xã hội nên tập thói quen sòng phẳng. Mấy hiệp hội ấy tập trung làm sản phẩm tốt thì bán được ngay. Người nông dân nên dùng các phương tiện như mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình.

Cách mạng công nghiệp 4.0 ở chỗ đó đấy, chứ không phải trang bị mỗi người một cái máy tính, nối mạng LAN rồi làm gì không biết, em cứ nối thôi. Thịt lợn, sao không nghĩ đến công nghệ bảo quản? Vài tháng lại 1 lứa mới, "cứu" mãi được không, lại tạo thói quen ỷ lại mà không tuân thủ quy luật của nền kinh tế thị trường.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nam Phương/ CAND
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117


Hôm nayHôm nay : 25949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98078

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73145049