20:07 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề phòng hiện tượng nước dâng do siêu bão

Thứ năm - 02/10/2014 09:16
Theo phân tích của các chuyên gia khí tượng, thủy văn, năm 2014, nước ta có khả năng đón siêu bão, trong đó, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh là khu vực có khả năng hứng chịu siêu bão mạnh nhất, mực nước dâng cao nhất. Bởi vậy, để giảm thiểu thiệt hại do siêu bão gây ra, cần chủ động xây dựng phương án ứng phó hiệu quả.

Hậu quả khôn lường

Một trong những tác động nguy hại nhất khi siêu bão xuất hiện là hiện tượng nước dâng. Mực nước dâng cao bất ngờ, gây ngập lụt khu vực ven biển, đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện vào đúng lúc triều cường, kết hợp với sóng to có thể tràn qua đê, đây chính là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về người và của. Theo dự báo, nếu siêu bão xuất hiện, mực nước tại khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có thể cao hơn 4m.

Đề phòng hiện tượng nước dâng do siêu bão
Hệ thống ống buy hộ kè Cẩm Nhượng bị sóng đánh xói mòn hoặc bật bãi.

Dựa theo phân vùng ảnh hưởng do siêu bão và nước dâng, trên địa bàn tỉnh ta có 66 xã thuộc 6 huyện, thị nằm trong khu vực trọng điểm ven biển và cửa sông có thể bị nhấn chìm hoàn toàn; khu vực nội địa (thuộc phạm vi các xã còn lại của 12 huyện, thị) có thể xẩy ra hiện tượng ngập lụt, lốc xoáy, lở đất…

Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) tỉnh Bùi Lê Bắc cho biết: Khái niệm siêu bão tuy khá mới mẻ với người dân trên địa bàn, nhưng thiệt hại mà nó gây ra đã rất rõ đối với các nước và khu vực trên thế giới. Năm 1991, Bangladesh - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng nước dâng cao 6m do bão, đã làm hơn 138.000 người thiệt mạng. Tại khu vực Đông Nam Á, do của bão Nargis đổ bộ vào Myanma ngày 2/5/2008, làm hơn 100.000 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 10 triệu và mất tích, thiệt hại khoảng 10 triệu USD. Đặc biệt, tháng 11/2013, siêu bão Haiyan đi qua Philippines đã làm nước dâng trên 5m, là nguyên nhân chính gây ra cái chết của hơn 6.200 người…

Cũng theo ông Bùi Lê Bắc, với đặc điểm của siêu bão: đổ bộ nhanh, mạnh, diễn biến khó lường, trong khi địa hình ở tỉnh ta khá phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa đủ an toàn để đối phó. Vì vậy, việc chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn được xem là phương án khả thi nhất mỗi khi siêu bão xuất hiện.

Chủ động đối phó nước dâng do siêu bão

Theo kịch bản ứng phó với siêu bão, khu vực từ Bến Thủy đến Cửa Hội và dọc bờ biển huyện Nghi Xuân (bao gồm 14 xã, thị trấn) nằm trong khu vực trọng điểm ven biển, cửa sông cần phải di dời, với trường hợp bão cấp 14 trở lên, vị trí tránh, trú bão cách xa bờ biển, bờ sông ít nhất 1 km, điều đó đồng nghĩa với nhiều địa phương phải di dời 100% dân cư. Chủ tịch UBND xã Xuân Hội - Võ Văn Tùng cho biết, mặc dù nằm ở tuyến đầu sóng gió, nhưng từ trước đến nay, địa phương chưa hứng chịu cơn bão nào lớn nên tâm lý người dân còn chủ quan. Địa phương hiện đã xây dựng các kịch bản cụ thể để sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự hỗ trợ thì việc di dời toàn bộ dân theo kịch bản bão mạnh cấp 14 gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài thiếu phương tiện di dời, việc sơ tán toàn bộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm cũng nằm ngoài khả năng của địa phương, bởi các vị trí tránh trú được hợp đồng trước đây, nay cũng không an toàn, do các xã cận kề như Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hải, thậm chí Tiên Điền và Xuân Giang cũng nằm trong phạm vi sơ tán.

Tương tự Xuân Hội, Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) cũng đối mặt với nhiều nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng - Nguyễn Văn Hùng, chưa nói đến siêu bão, với hệ thống cơ sở hạ tầng như hiện nay, nếu bão cấp 12 đổ bộ thì toàn bộ bà con vùng Nhượng Bạn sẽ gánh chịu không ít thiệt hại. Tuyến kè Cẩm Nhượng được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng, có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của hàng nghìn hộ dân trước sự xâm lấn của biển. Tuy nhiên, hiện nay, toàn bộ ống buy hộ kè đã bị sóng dồn lên, hoặc đánh ra xa, nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, an toàn của tuyến kè sẽ bị đe dọa.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên - Trần Hữu Duyệt cho rằng, độ an toàn của các tuyến kè biển Cẩm Lĩnh, Cẩm Nhượng và thị trấn Thiên Cầm chỉ đảm bảo ở mức bão dưới cấp 9, còn mạnh hơn thì gần như không có tác dụng. Do vậy, khu vực các xã ven biển, cửa sông ở Cẩm Xuyên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi bão đến. Bên cạnh đó, khi nước triều dâng cộng với hồ Kẻ Gỗ xả tràn thì 7 xã vùng hạ du sẽ bị ngập úng, có thể xuất hiện lũ ống, lũ quét.

Thời gian qua, mặc dù đã ưu tiên nguồn lực để xây dựng và nâng cấp các công trình PCBL, tuy nhiên, với sức tàn phá của siêu bão, các cấp, ngành cần triển khai ngay các giải pháp, xây dựng kịch bản, chương trình cụ thể, sát thực để phòng chống hiệu quả và hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Ngô Tuấn 
Nguồn baohatinhatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: siêu bão

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 338


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490207

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717522