Cụ thể, đối với nhãn ghép: Đến năm 2020, diện tích nhãn ghép tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ khoảng 500 ha; trên cơ sở ghép cải tạo vườn nhãn cũ, già cỗi để nâng cao năng suất, chất lượng và rải vụ thu hoạch nhãn (nhãn chín muộn).
Dứa: Đến năm 2020, phát triển diện tích dứa tại huyện Mường Chà và Tuần Giáo lên khoảng 300-400 ha (Tuần Giáo 80 ha, Mường Chà 220-320 ha), gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ và nghiên cứu quy trình rải vụ trong năm.
Cây có múi (bưởi da xanh, cam,...): Mở rộng diện tích cây có múi như bưởi, cam ở huyện Điện Biên 100 ha, Mường Ảng 300 ha, Tuần Giáo 100 ha, tạo vùng sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ngoài ra, thực hiện lựa chọn và phát triển một số loại cây ăn quả khác phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh theo mô hình trang trại, như: bơ, xoài, mít, ổi... ở huyện Điện Biên, Mường Ảng; vú sữa, thanh long ở huyện Điện Biên,...; sử dụng giống mới có năng suất cao và đầu tư thâm canh theo hướng hữu cơ. Xây dựng phương án liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả tại huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên,... với nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tính đến nay, các dự án đã hoàn tất thủ tục giải ngân, triển khai nội dung hỗ trợ. Toàn tỉnh đã hỗ trợ phát triển 168,2 ha cây ăn quả, gồm các loại như: bưởi da xanh, vú sữa, xoài Ðài Loan, nhãn chín muộn, bưởi Diễn…; tập trung tại các huyện: Ðiện Biên, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Ảng.
Với hình thức hỗ trợ theo liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp thì một dự án chỉ được phê duyệt khi đảm bảo các quy định bắt buộc về quy mô, trồng tập trung và phải đủ các thành phần: chủ đầu tư, đơn vị chủ trì, đối tượng thụ hưởng, đơn vị cung cấp đầu vào và đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Việc phát triển cây ăn quả theo liên kết chuỗi giá trị cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ mới, công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng; hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là chọn tạo giống cây trồng, bảo quản, chế biến nông sản; tăng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức, đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là kỹ năng thực hành, ứng dụng, vận hành các sản phẩm khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến,... các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, có lợi thế cạnh tranh.
Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây quýt
Hoàng Khắc Tân
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện biên/ Khuyennong.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn