18:56 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp, vì sao?

Chủ nhật - 25/08/2013 22:21
Vì sao phần lớn doanh nghiệp (DN) ngại đầu tư vào nông nghiệp? Những yếu tố nào sẽ tháo gỡ bất cập đang diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay?

 

Đó là nội dung Diễn đàn “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới” do Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Thất bại liên kết 4 nhà

Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, ông Ngô Tiến Dũng cho hay, nhiều nơi mô hình liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân) đã thất bại. Rất nhiều DN cho rằng lý do duy nhất họ không muốn mạo hiểm rót vốn để đầu tư vào nông nghiệp bởi vì vốn đầu tư lớn nhưng lại rủi ro cao và thu hồi chậm.

Tuy nhiên, ông Dũng nêu ra hai ví dụ hiếm hoi đã thành công về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại Việt Nam là tập đoàn TH True Milk và Cty CP Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt. Tuy là DN sữa mới ra đời, nhưng sản phẩm sữa TH đang "phủ sóng" tại hầu hết các địa phương trong cả nước với thị phần ngày càng tăng mạnh.

Hiện tại tập đoàn TH đã hoàn thành giai đoạn 1 nhà máy chế biến sữa hiện đại bậc nhất Đông Nam á, công suất 500 triệu lít/năm. Tập đoàn TH cũng đã là nhà cung cấp sữa tươi sạch hàng đầu Việt Nam. Dự kiến năm 2015 TH sẽ đáp ứng 50% nhu cầu sữa tươi sạch trên thị trường nhờ tự chủ về nguồn nguyên liệu.


Đưa công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ đem lại năng suất cao

Còn với Cty CP Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt dù tuổi đời mới 10 năm nhưng với phương pháp nhân giống Invitro đã khiến năng suất sản xuất từ 300.000 cây giống/năm (2003) lên tới 24 triệu cây/năm (từ 2010 đến nay). Công ty cũng vừa ra sản phẩm hoa tươi mãi mãi (giữ hoa tươi lâu trong 8-10 năm). Mỗi năm, công ty xuất khẩu gần 10 triệu cây giống và cành hoa sang các thị trường cao cấp như Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Liên kết 4 nhà không đạt hiệu quả cao còn được ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) tiếp tục khắc họa bằng nhận xét: sở dĩ mô hình này hạn chế là chưa chặt chẽ trong cơ chế lợi ích gắn kết các đối tác tham gia; thiếu chế tài phù hợp để xử lý tranh chấp; đánh đồng vai trò của Nhà nước như một tác nhân liên kết; việc tổ chức chỉ đạo thực hiện ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sâu sát.

Giải pháp PPP

Nhiều chuyên gia về nông nghiệp kiến nghị giải pháp hợp tác công - tư (PPP) - mô hình Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng - sẽ cải thiện những bất cập trên.

Bà Lê Thị Phi Vân, cán bộ nghiên cứu Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, để thúc đẩy mô hình PPP, thời gian tới, cần có các chính sách miễn thuế kết hợp lồng ghép các dự án, chương trình phát triển, hoặc vay vốn với nhiều ưu đãi, đào tạo cán bộ nguồn có chất lượng.

Ông Ngô Tiến Dũng thì chỉ rõ: có bốn điều kiện tiên quyết để làm nên cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Thứ nhất là phải có DN đủ ba yếu tố tâm – trí – lực, xác định không tối ưu hóa lợi nhuận mà phải hợp lý hóa lợi ích. Thứ hai, phải có nguồn lực đất đai đủ lớn. Thứ ba, phải lựa chọn công nghệ đúng. Thứ tư, phải có sự ủng hộ của nhân dân.

Tuy nhiên, với những vướng mắc, khó khăn hiện nay của DN nông nghiệp công nghệ cao, đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho rằng, Bộ NN-PTNT cần đề xuất với Chính phủ ban hành những chính sách khác biệt trong vòng 3-5 năm để khích lệ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này.

Riêng với chính quyền các địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ, phải xem đưa công nghệ cao vào nông nghiệp là nền kinh tế tri thức, đơn giản hóa các thủ tục cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và có các chính sách ưu đãi về thuế quan, các thủ tục pháp lý phù hợp hơn với thực tế.

 

+ Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Hiện nay số lượng DN tập trung ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao, số lượng DN ở khu vực nông thôn chiếm khoảng trên 30%. Điều này phản ánh, các chính sách khuyến khích đầu tư khu vực nông thôn chưa phát huy được tác dụng hoặc mức độ tác động của các chính sách này chưa lớn, chưa thực sự hiệu quả.

+ Ông Đàm Quang Thắng – TGĐ Cty TNHH Agricare Việt Nam cho hay, khi triển khai liên kết 4 nhà sẽ tạo được vùng nguyên liệu ổn định cho hoạt động của công ty; đáp ứng được những chỉ tiêu về an toàn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất đúng theo quy trình, sử dụng đúng, hiệu quả, hợp lý các vật tư nông nghiệp; nâng cao thu nhập, tạo đầu ra ổn định cho nông dân.

Tố Như
Nguồn nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1148993

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60157316