06:20 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc đáo bắt “cá trời cho” ở miền Tây

Chủ nhật - 19/03/2017 20:55
Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, khi mùa khô đến, nước trên các đồng lúa bắt đầu cạn dần là lúc cá đồng lũ lượt rút vào các ao, đìa còn nhiều nước. Người dân sẽ dùng máy tát cạn nước trong các đìa để bắt cá.

doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 1

Cá đồng mới được tát từ dưới đìa lên

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 2

Sau khi bơm cạn nước trong đìa, người dân sẽ dùng tay không bắt cá

Có mặt tại nhà ông Trần Văn Nhi (xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) khi đang chuẩn bị tát đìa, chia sẻ: “Mùa thu hoạch cá đồng ở miền Tây được chia thành 2 giai đoạn: trước và sau Tết. Cá đồng do tự nhiên mà có, không nuôi cũng chẳng cần chăm sóc nên người ta còn gọi là cá trời cho. Cá đồng có hơn chục loại trong đó phổ biến các loại có giá trị cao như: cá lóc, trê, rô, bổi, thác lác, chạch,…”

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 3

 Vui vẻ khi bắt được những con cá to

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 4

Những sọt cá đầy được đưa lên bờ

Cũng theo ông Nhi, cá dồn trong các ao thường rất nhiều nên phải nhờ thanh niên trai tráng gần nhà đến bắt phụ. Cá đồng sau khi được bắt lên, một phần được đem bán ở chợ, một phần thì để biếu tặng bà con xung quanh, hay nướng trui để nhâm nhi rượu.

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 5

Sau đó được rửa sạch để chuẩn bị lựa ra các loại cá khác nhau

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 6

Cá đồng có hơn chục loại trong đó phổ biến các loại có giá trị cao như: cá lóc, trê, rô, bổi, thác lác, chạch,…

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 7

Các loại cá được lựa theo từng loại

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 8

Cá được đựng trong các lu, chuẩn bị đem ra chợ bán

 doc dao bat “ca troi cho” o mien tay hinh anh 9

Hiện, nguồn lợi cá đồng không còn nhiều, tát đìa trở thành một thú vui hiếm có

Theo nhiều nông dân, tuy những năm gần đây lượng cá đồng đã giảm đáng kể, nhưng giá trị kinh tế cao hơn, trung bình thu từ 2-3 triệu/đợt. Và tát đìa nay trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.

Theo Chúc Ly / Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 41836

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 807399

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71034714