02:01 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc đáo hội đua… cá ở Hà Giang

Chủ nhật - 05/10/2014 07:35
Chỉ cần mua một con cá chép ruộng, còn khỏe, gắn vào đuôi một vật gì đó để đánh dấu là có thể tham gia ngày hội đua cá - một trong những hoạt động trong ngày Tết cá của người Tày ở xã Mậu Duệ, Yên Minh (Hà Giang) được tổ chức vào Tết cá, mùng 9 tháng 9 (âm lịch) hằng năm.
Độc đáo hội đua… cá ở Hà Giang

Độc đáo hội đua… cá ở Hà Giang

Tết cá là phong tục truyền thống của người Tày trên địa bàn xã Mậu Duệ. Vào ngày này nhà nghèo hay nhà giàu, nhà nuôi cá hay không cũng đều làm những món ăn từ cá để thắp hương cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cá được bà con chế biến thành nhiều món, trong đó có những món truyền thông như: Nộm cá; gỏi cá; bánh chưng nhân cá; cá lam… Người lớn chế biến món ăn, còn trẻ con được bố mẹ bắt hoặc mua cho ít nhất một con cá chép đẹp, khỏe mạnh để mang ra suối chơi trò đua cá cùng trang lứa trong xóm.

Ông Nguyễn Đình Thái, thôn Nà Sài gần 50 tuổi cho biết: “Từ nhỏ tôi đã biết đến trò chơi đua cá. Cứ đến ngày Tết cá là hầu như đứa trẻ nào trong thôn cũng được bố mẹ bắt cho một con cá, chủ yếu là cá chép ruộng to bằng ba đầu ngón tay trở lên để mang ra suối đua cùng bạn bè. Đây là trò chơi nên trẻ tự tổ chức thành từng nhóm, tự chơi chứ không ăn thua hay có giải thưởng gì. Xóm nào cũng đua, thôn nào cũng đua nên con suối chảy qua xã trở nên đông vui, tấp nập hơn ngày thường. Cho đến nay, cuộc sống của bà con khấm khá hơn, trẻ em có nhiều thú vui hiện đại hơn nhưng trò chơi đua cá vẫn được bọn trẻ duy trì hằng năm”.

Về hình thức, cá đua phải là cá chép ruộng có trọng lượng từ hai lạng trở lên. Lấy một sợi chỉ buộc một đầu lên vây cá để dễ dàng lai dắt, điều khiển ở dưới suối, một đầu buộc một con thuyền nhỏ được làm bằng xốp hoặc bè làm bằng cây cỏ lau nhằm đánh dấu và là vật trang trí. Cá chép được thả xuống suối, té nước để cho bơi ngược dòng nước, con nào về đích nhanh nhất sẽ thắng cuộc…

Là người thường xuyên theo dõi báo chí, ông Trần Xuân Thủy, Bí thư Huyện ủy Yên Minh cho biết: “Đua cá là trò chơi lạ, đến mức chưa thấy báo nào giới thiệu hay đề cập đến cả. Vì thế, có khi đua cá ở Yên Minh là một, là duy nhất. Năm nay huyện chỉ đạo xã Mậu Duệ phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức Lễ hội đua cá. Mục đích nhằm gìn giữ và phát triển trò chơi dân gian thành lễ hội truyền thống có tổ chức, quy mô, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con nhân dân, tạo thành điểm đến hấp dẫn với du khách khi lên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của huyện, xã Mậu Duệ đã tổ chức Lễ hội đua cá lần thứ nhất năm 2014 vào sáng 2-10, tức ngày 9-9 (âm lịch). Anh Nguyễn Văn Thêm, thôn Nà Sài, chủ cá số 10 vui vẻ cho biết: “Nhà mình năm nào cũng nuôi cá ruộng, đến gần ngày Tết cá, ruộng lúa bắt đầu chín vàng là nhà mình tháo nước để bắt cá về ăn Tết. Đồng thời chọn những con khỏe, đẹp cho con trẻ đem ra suối đua. Năm nay xã tổ chức lễ hội đua cá, có khen thưởng, có tổ chức, có trọng tài nên mình tham gia, mong muốn cá của mình đoạt giải”.

Lễ hội năm nay thu hút hơn 60 cá đua đến từ các thôn có truyền thống đua cá như Nà Sài, Cốc Cai, Nà Ngoa, Nà Bưa… “Trường đua” là đoạn suối nằm ngay trung tâm xã. Hơn 60 cá chép đua với đủ kích cỡ, màu sắc được chia thành nhiều bảng đấu vòng loại, trọn lựa những chú cá đua vào vòng trong. Giống như những cuộc đua của nhiều loài vật khác, đua cá cũng hết sức sôi động và gay cấn, những chú cá đua khỏe mạnh chạy ngược dòng nước về đích trong sự cổ vũ nhiệt tình của hàng trăm khán giả.

Là trò chơi dân gian nên các “vận động viên” cá cũng “dân gian” không kém. Đó là trong khi có những chú bơi ngược dòng nước theo đúng luật thì có những chú cá không buồn xuất phát. Hoặc có chú còn vui tính hơn khi quay đầu đua thẳng vào … chân trọng tài.

Hội đua cá Mậu Duệ lần đầu được tổ chức thành công không chỉ có ý nghĩa gìn giữ, phát huy giá trị trò chơi dân gian mà còn có ý nghĩa tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân, thúc đẩy bà con phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi cá ruộng.

Bên cạnh đó, ngày hội đua cá còn là thông điệp gửi đến những ai quan tâm, yêu mến khám phá và tìm hiểu các lễ hội truyền thống của dân tộc, qua đó góp phần phát triển du lịch huyện Yên Minh nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung.

KHÁNH TOÀN
Theo nhandan.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 481


Hôm nayHôm nay : 25933

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501866

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70729181