18:35 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực

Chủ nhật - 20/08/2017 12:17
Ngày 20/8, các cuộc họp của Nhóm công tác APEC về Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) và Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) đã chính thức khai mạc tại Cần Thơ.
Phát biểu tại Nhóm công tác ATCWG, ông Trần Kim Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”. 

Cuộc họp của nhóm xoay quanh vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học bền vững, ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp…. 

Quang cảnh buổi họp thường niên Nhóm công tác Kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) tại Cần Thơ. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Cuộc họp Nhóm công tác HLPDAB tập trung trao đổi về các nội dung: Thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công tư nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học công nghệ vào phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; Vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; và Ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học. 

Hai Nhóm công tác trên sẽ tiếp tục làm việc trong ngày 21/8. 

*Cũng trong ngày 20/8 đã có 4 hội thảo kỹ thuật đã tiếp tục diễn ra, gồm: 

Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng - Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững” bước sang ngày làm việc cuối cùng. Qua 3 ngày hội thảo đã có 25 bài phát biểu/trình bày về việc sử dụng các thông tin về thời tiết/khí hậu cho sản xuất nông nghiệp, các phương pháp, công cụ thu thập, phân tích số liệu, chia sẻ thông tin về khí hậu thời tiết trong dự báo tác động đến sản xuất, năng suất và an ninh lương thực. Các đại biểu nhất trí sẽ báo cáo Nhóm công tác về Chính sách an ninh lương thực (PPFS) xem xét, đưa vào Kế hoạch hành động về an ninh lương thực một số khuyến nghị như sau: 

- Áp dụng cách tiếp cận liên ngành trong việc cung cấp/chia sẻ và sử dụng thông tin khí hậu, không chỉ các dự báo khí tượng mà gồm tất cả các thông tin khí hậu liên quan cho toàn hệ thống sản xuất, chế biến/tiêu thụ có liên quan đến vấn đề lương thực thực phẩm. 

- Tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ thông tin/kiến thức/kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu giữa các nền kinh tế APEC, để bảo đảm sản xuất lương thực và an ninh lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.  

- Sự cần thiết phải cải thiện hệ thống dự báo khí hậu cho ngành nông nghiệp, xây dựng, đánh giá các mô hình dự báo/ứng dụng các thông tin thời tiết vào thực tế sản xuất nhằm đưa ra các phương pháp dự báo chính xác cho người nông dân và các doanh nghiệp. Người nông dân và các doanh nghiệp sẽ là chủ sở hữu các thông tin, bao gồm cả các thông tin về tiêu dùng, quản lý và lãng phí lương thực cũng như các số liệu về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Sự cần thiết hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá việc sử dụng các thông tin khí hậu, đánh giá tác động đối với hệ thống sản xuất lương thực. 

- Tăng cường liên kết giữa nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu với đối tượng sử dụng thông tin để tìm ra cách thức phù hợp trong chuyển giao kiến thức/kết quả nghiên cứu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân. 

- Cần tính toán chi phí - lợi ích của các biện pháp thích ứng sẽ được áp dụng và các chi phí cần thiết để có được thông tin phù hợp và thiết lập các kênh truyền thông hiệu quả và có chi phí hợp lý cho người sản xuất nhất là các đối tượng nông dân sản xuất nhỏ. 

Nhóm Diễn đàn chính sách về khoa học và công nghệ, sáng chế 2017 (PPSTI 2017) có chuyến thăm thực tế tại Vườn du lịch sinh thái Giáo Dương, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ảnh : Thế Anh/TTXVN

Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng” đã diễn ra sáng 20/8. Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực. 

Đại diện của nhiều nền kinh tế đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông thôn, mối liên hệ giữa nông thôn - thành thị, quản trị, phối hợp liên ngành - liên vùng, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, sự tham gia của người dân, vai trò của doanh nghiệp, vấn đề kinh tế nông thôn và nguồn lực cho phát triển nông thôn. Một số nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ được Nhóm công tác PPFS xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động. 

- Phát triển nông thôn phải được xem xét một cách tổng thể, toàn diện, bao gồm cả các khía cạnh khác như các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng...), môi trường và văn hóa. 

- Nông thôn và thành thị có mối liên hệ, tương tác với nhau. Để phát triển bền vững cần phải phát triển nông thôn và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phát triển nông thôn là quá trình lâu dài, cần có những ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn phát triển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. 

- Cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về phát triển nông thôn để theo dõi, đánh giá tiến trình phát triển. 

- Nâng cao vai trò của người dân và cộng đồng địa phương. 

- Khuyến khích, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển nông thôn.

- Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế đang phát triển về phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng. 

Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan đến An ninh lương thực và Tăng trưởng bền vững” được tổ chức chiều 20/8. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã nêu rõ: “nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là một giải pháp canh tác hữu hiệu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tăng năng suất, sản lượng và Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình CSA khác nhau trong sản xuất lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp”. 

Đại diện của một số nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CSA và những chính sách liên quan để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trong các bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chia sẻ về “Vai trò của công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh về vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống khuyến nông viên và những chương trình trao đổi học tập giữa nông dân với nông dân. 

CSA là một giải pháp "hai bên cùng có lợi", việc hợp tác và chia sẻ thông tin về các thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu là rất cần thiết giữa các nền kinh tế APEC, đảm bảo sản xuất lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.   

Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn- đô thị khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, một trong những hội thảo quan trọng trong Tuần lễ An ninh lương APEC 2017 đã diễn ra chiều 20/8. Hội thảo xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và đảm bảo an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị. Sự phát triển của chuỗi giá trị lương thực bền vững có thể mở ra con đường thoát nghèo quan trọng cho hàng triệu hộ nghèo của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC. 

“Một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững nên chúng tôi đánh giá cao cơ hội tham dự hội thảo ngày hôm nay và tin rằng Việt Nam có thể học hỏi từ các nền kinh tế thành viên rất nhiều về phát triển hệ thống chuỗi giá trị lương thực” – ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết. 

Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nước thành viên khu vực APEC và được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Dự kiến đây sẽ là một nội dung được đưa vào Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.

TTXVN/Tin Tức
 














































































































































































 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505292

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73552263