19:46 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dồn nguồn lực nghiên cứu vacxin AFS

Chủ nhật - 07/04/2019 22:24
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, xu hướng sẽ có rất nhiều cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp sẽ đầu tư lớn để nghiên cứu, sản xuất vacxin AFS.

Không phải mò mẫm trong vô vọng

Dù chưa có vacxin dịch tả lợn Châu Phi (AFS) nào chính thức được phép lưu hành và sử dụng trong thực tiễn sản xuất, nhưng bệnh có tính chất nguy hiểm và xu hướng lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

08-31-40_vccine-fs-01
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra hố tiêu huỷ một ổ dịch AFS tại Hải Phòng

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Theo các tài liệu đã xuất bản, cũng như theo đoàn chuyên gia của FAO sang Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp phòng, chống bệnh DTLCP, ít nhất 4 năm nữa trên thế giới mới có vacxin AFS được phép lưu hành và sử dụng.

Chính phủ các nước châu Âu (như Vương quốc Anh đã và đang đầu tư hàng trăm triệu bảng); Chính phủ Hoa Kỳ có chính sách ưu tiên đặc biệt, sẵn sàng cấp kinh phí và có cơ chế đặc biệt cho phép lưu hành nếu có vacxin; Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt khẩn cấp chương trình nghiên cứu, sản xuất vacxin AFS sử dụng chủng vi rút phân lập tại nước này. Các kết quả nghiên cứu nêu trên của thế giới đã tạo tiền đề quan trọng cho việc định hướng phát triển nghiên cứu về các giải pháp phòng, chống bệnh AFS tại nước ta.

Trước đó, kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Tây Ban Nha là một trong số các quốc gia dành nguồn lực đầu tư rất mạnh mẽ để nghiên cứu vacxin AFS, nhằm khống chế dịch bệnh tràn lan ở trong nước. Một số nghiên cứu đã đạt được thành công đáng kể, vacxin nhược độc đáp ứng miễn dịch và bảo hộ chống lại với virus AFS độc lực cao. Tuy nhiên, do lo ngại về tính chất nguy hiểm khi phát tán vi rút nhược độc (có thể biến chủng, tạo thành virus cường độc) nên Chính phủ Tây Ban Nha chưa dám cấp phép lưu hành vacxin.

Mới đây nhất, Hoa Kỳ đã cấp 2 bằng sáng chế cho Công ty Zoetis, cụ thể: ngày 27/12/2016 cấp bằng sáng chế cho “Vacxin AFS nhược độc được chế từ virus AFS đã cắt bỏ đoạn gien MGF - Multi Gene Family”; và ngày 7/11/2017 cấp bằng sáng chế cho “Cơ sở khoa học của việc sử dụng chủng virus AFS nhược độc có tác dụng bảo hộ khi công cường độc với chủng virus AFS cường độc được phân lập tại nước Georgia năm 2007”.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: 100 năm qua thế giới chưa có vacxin AFS thương mại, không có nghĩa là các nhà khoa học không làm được. Cần phải nhớ rằng, trong những thập niên trước đây, AFS chủ yếu phát sinh ở các nước châu Âu - những quốc gia phát triển, gắn với các trang trại chăn nuôi rất lớn, được thiết lập vành đai an toàn sinh học để kiểm soát dịch bệnh. Ở những quốc gia đó, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ là cực thấp. Nhu cầu sử dụng vacxin AFS không thực sự phổ cập nên không tạo ra động lực kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu thương mại hoá loại vacxin này.

Tuy nhiên, khoảng một năm trở lại đây, AFS đã lây lan sang Trung Quốc và những quốc gia đang phát triển chủ yếu là chăn nuôi nông hộ (trong đó có Việt Nam), khiến ngành chăn nuôi chao đảo. Đó là động lực lớn để các nhà khoa học và doanh nghiệp tái khởi động và bắt tay vào nghiên cứu vacxin AFS thương mại.

Với tiềm lực của các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất vacxin trong nước và việc mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp đặt niềm tin rất lớn vào sự thành công đối với hoạt động nghiên cứu sản xuất vacxin AFS thương mại trong nước.

08-31-40_vccine-fs-02
Hội nghị các đề xuất giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi giữa Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN, Bộ Y tế diễn ra tại Hà Nội ngày 5/4

“Không phải hôm nay chúng ta tập hợp 150 công trình nghiên cứu trên thế giới về sản xuất vacxin AFS, bởi khoa học thế giới đã có nền tảng hết rồi, chứ không phải chúng ta đi mò mẫm trong vô vọng”, Bộ trưởng Cường nói và nhấn mạnh thêm: “Chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực, năng lực và điều kiện để nghiên cứu sản xuất vacxin, do vậy không có lý gì mà không thể làm được”.  

Khó nhưng buộc phải làm

Đồng quan điểm với người đồng cấp ở Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, nhấn mạnh “Nghiên cứu sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi là việc khó, nhưng bắt buộc phải làm. Tôi nói như vậy không phải để hò reo. Thủ tướng đã có Chỉ thị 04 rồi”.

Vấn đề nghiên cứu sản xuất vacxin AFS là nhiệm vụ phát sinh trong năm 2019. Bởi vậy, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho rà soát tất cả các chương trình, dự án và sẵn sàng cắt giảm các đề tài nghiên cứu chưa thực sự cấp bách, để dồn kinh phí tạo nguồn lực cho các viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ thực hiện nghiên cứu, sản xuất vacxin.

GS, TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Qua nghiên cứu các dòng tế bào (tế bào PAM, tế bào tuỷ xương, tế bào bạch cầu trong máu...) nhân nuôi, duy trì tính di truyền, tính kháng nguyên của virus AFS, nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp đã có những phát hiện quan trọng.

Kết quả bước đầu cho thấy, với các chủng virus phân lập được tại các ổ dịch trong nước (thuộc genotype II), thì trong môi trường PAM đạt hiệu giá HAD từ 10-6 – 10-7, đây là hiệu giá rất cao. Do đó chúng ta có thể chọn được những chủng virus có tiềm năng để sản xuất vacxin. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nhân lên tế bào dòng để nghiên cứu đặc tính sinh học của virus. Đồng thời, các nghiên cứu về tính kháng nguyên của virus cũng đang được tiến hành trên động vật thí nghiệm là lợn, hy vọng sẽ sớm có được kết quả để báo cáo.

Ông Trần Xuân Hạnh, Phó TGĐ Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco, chia sẻ: Muốn sản xuất vacxin thì phải hiểu rất rõ về đặc tính sinh học phân tử của virus. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản này thường được thực hiện bởi các viện nghiên cứu, các học viện. Doanh nghiệp chỉ là đơn vị nghiên cứu ứng dụng, bởi vậy chúng tôi rất mong Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN-PTNT có cơ chế rõ ràng để doanh nghiệp được tiếp cận những nghiên cứu cơ bản liên quan đến vi rút AFS để đưa ra phương án nghiên cứu sản xuất vacxin thương mại.
MINH PHÚC/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72805831