17:17 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đóng góp của nông dân xứng đáng được tôn vinh

Chủ nhật - 11/10/2015 10:50
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư về những đóng góp của nông dân, những sáng kiến, cải tiến máy móc phục vụ cho sản xuất.

Nhiều sáng kiến, cải tiến tốt

Chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế không chỉ ở đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, bến cảng, sân bay mà quá trình đó còn diễn ra khá sôi động, phong phú ở nông thôn. Đó là quá trình coi trọng và áp dụng tốt các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cho nông dân (ND); vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

Cụ thể hơn, đó là các sáng kiến cải tiến, sáng chế công cụ, máy móc lao động cho năng suất cao; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas; sản xuất máy xúc lúa, lò sấy, máy phun xịt thuốc, máy vét bùn; là sáng kiến cải tạo đất, làm cho đất đai màu mỡ; là thực hiện khâu tưới nước, tiêu úng khoa học, tiết kiệm, hiệu quả...

Chúng ta từng chứng kiến và khâm phục những người ND ngồi bên máy tính để có nhiều thông tin cho sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; những “nhà khoa học chân đất”, những “Hai Lúa” sáng chế, cải tiến nhiều máy móc, công cụ rất hữu ích cho sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Người ND bây giờ đã biết đến các khái niệm VietGAP, WTO, TPP…

Chúng ta khâm phục gương ND sáng tạo, cải tiến máy móc, nông cụ như anh “Tuấn trừ sâu” (Trần Thanh Tuấn ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) làm ra máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa. Nhờ đó, giúp người dân quê anh không còn phải đeo trên vai bình thuốc trừ sâu nặng đến 30-35kg, không hít phải khí độc như cách phun thuốc trừ sâu trước đó.

Đó là anh “Út máy cày” (Huỳnh Văn Út, ở ấp An Lạc, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã thành công trong việc cải tiến động cơ hợp chuyển động, dàn cắt lúa, lưỡi cắt, thùng đập trên máy gặt đập liên hợp Sisaki của Nhật Bản, sau đó tự chế chiếc máy loại này đã được trao giải Nhất cuộc thi Sáng kiến khoa học kỹ thuật năm 2008…

Nông dân cần được nâng cao kiến thức

Rất nhiều ND đã chủ động, sáng tạo trong làm ăn, trong kinh doanh, sản xuất. Nhà nước và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cần đi sát cuộc sống của họ để nắm bắt tình hình, xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp, tạo cho họ môi trường làm ăn tốt hơn, có lãi hơn, tháo gỡ khó khăn, bớt các thủ tục hành chính rườm rà.

Theo thiển nghĩ của riêng tôi, người ND hiện nay cần được học tập, nâng cao kiến thức mọi mặt: Văn hóa, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, khả năng sản xuất kinh doanh, tổ chức cuộc sống, khả năng quản lý kinh tế ở quy mô gia đình, tổ hợp sản xuất, biết quay vòng đồng vốn tạo lợi nhuận cao. Sản xuất của họ phải vượt lên tình trạng tự cung, tự cấp, trở thành sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường.

Khi người ND có sáng kiến, sáng chế, phát minh, Nhà nước cần hỗ trợ họ những khâu họ còn thiếu: Vốn, vật tư, công nhận sáng tạo và khen thưởng xứng đáng; trao bằng sở hữu trí tuệ; đầu tư để nhân ra diện rộng; nâng cấp kỹ thuật, công nghệ; áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh…

Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” nhằm tôn vinh các ND điển hình xuất sắc trên toàn quốc là một chương trình hết sức ý nghĩa. Người ND rất xứng đáng được tôn vinh vì những đóng góp của họ cho xã hội, cho cộng đồng rất to lớn.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Tăng khả năng đối phó rủi ro

Tôi cho rằng, chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” là một sự kiện rất có ý nghĩa, góp phần phát hiện và tôn vinh những nông dân điển hình tiên tiến, có nhiều sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong lao động sản xuất và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực nông nghiệp; giúp cho nông dân trong cả nước có cơ hội được giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm, mô hình tốt.

Chương trình hướng tới nhiều ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp, được tổ chức bình chọn từ cơ sở, tiêu chí bình chọn khá toàn diện, không chỉ coi trọng hiệu quả kinh tế mà chú trọng cả tiêu chí về năng lực sáng tạo, sự đóng góp cho cộng đồng…

Ngày nay nông dân đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, tôn vinh họ dựa trên những đóng góp này tôi cho là rất hiệu quả, tạo nên các phong trào lớn trong nông dân. Nông dân không chỉ làm giàu cho bản thân mình mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên có một thực tế, nông dân là đối tượng thuộc nhóm dễ tổn thương. Hiện nay, mặc dù rất nỗ lực song các hình thức hỗ trợ từ phía Chính phủ giúp nông dân đối mặt tốt hơn với các rủi ro, bao gồm các dịch vụ khuyến nông, thông tin thị trường, giá cả, các chương trình đào tạo, dạy nghề và các khoản trợ cấp... vẫn chưa đủ để khu vực nông thôn phát triển mạnh và bền vững.

Ngành nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh. Điều này cho thấy, nông dân vẫn là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi trong nền kinh tế, do vậy những hỗ trợ của Nhà nước dành cho khu vực này cần nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng đối phó với rủi ro cho các hộ gia đình ở nông thôn; giúp khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt được tăng trưởng bền vững. 

MAI HƯƠNG (ghi)

Theo Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 446346

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73493317