09:18 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Động thực vật hoang dã bị suy giảm lớn nhất trong lịch sử

Thứ hai - 29/07/2019 21:29
Ngày 29/7, HSI và HSUS ra thông cáo kêu gọi lãnh đạo cấp cao các nước cùng hành động trước cuộc khủng khoảng tuyệt chủng loài trước thềm hội nghị CITES CoP18.
Rùa hộp trán vàng Việt Nam.

Theo lời kêu gọi của Tổ chức quốc tế đối xử nhân đạo với động vật (HSI) và Tổ chức đối xử nhân đạo Mỹ (HSUS), đề nghị lãnh đạo cấp cao các nước cùng hành động trước cuộc khủng khoảng tuyệt chủng loài ngay trước thềm hội nghị các nước thành viên của công ước Liên hợp quốc về buôn bán quốc thế các loài động vật, thực vật nguy cấp lần thứ 18 (CITES CoP18).

Công ước CITES lần thứ 18 sẽ chứng kiến đại diện của 183 quốc gia thành viên tập trung tại Geneve, Thụy Sĩ từ ngày 17 - 28 tháng 8 để thống nhất điều chỉnh qui định buôn bán quốc tế hàng chục ngàn loài hoang dã và Việt Nam là một trong những thành viên của CITES.

Cuộc khủng hoảng này được đề cập trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN report) công bố vào tháng 5. Báo cáo này chỉ ra rằng, các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị suy giảm với một tốc độ chóng mặt chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người. Theo đó, thế giới cần bảo tồn hươu cao cổ, voi, tê giác, sư tử, bò sát, ếch, cá mập trước khi quá muộn.

Cá cóc Tam Đảo.

Trong hội nghị CITES CoP18 lần này, dự kiến có tới 251 loài động vật sẽ được cân nhắc để tăng cường hoặc nới lỏng việc bảo vệ các loài hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề từ vấn nạn buôn bán thương mại quốc tế, bao gồm hươu cao cổ, voi châu phi, tê giác trắng phương nam, cá mập mako, cá đuối, rùa sao Ấn Độ và ếch thuỷ tinh.

Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự bảo vệ tốt hơn cho rùa, như rùa hộp trán vàng (hoặc là rùa hộp bua rê), bị truy lùng để làm thức ăn cho người và đáp ứng nhu cầu buôn bán thú cưng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Việt Nam và Liên minh châu Âu tìm cách bảo vệ 40 loài thằn lằn chi Gnoiuroseurus, cá cóc chi Paramesotriton và cá cóc sần giống Tylototriton như thằn lằn cá sấu, cá cóc sần trung hoa hiện chưa được liệt kê vào danh sách nào và bị đe dọa do việc khai thác để làm thức ăn hoặc đáp ứng cho thị trường buôn bán thú cưng.

NGUYÊN HUÂN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 357

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 37690

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1314288

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68544451