12:38 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Du lịch Bình Liêu: Khẳng định bước đi đúng

Thứ bảy - 30/11/2019 09:17
Tài nguyên du lịch huyện Bình Liêu từ cảnh quan tự nhiên đến văn hóa... hiện còn nguyên sơ, chưa hoặc rất ít có sự tác động của con người. Trải nghiệm mà du lịch Bình Liêu mang lại cho du khách buộc phải thông qua sự khám phá, thẩm thấu, hòa nhập, chứ không phải những thứ hiển hiện rõ nét.

Vào tháng 11 hằng năm, hoa sở nở trắng các cánh rừng huyện Bình Liêu.

Bình Liêu có lợi thế là khi các vùng miền khác vào mùa du lịch thấp điểm, thì Bình Liêu là cao điểm. Đó là mùa thu - đông (từ tháng 7 đến tháng 12), khi du lịch biển giảm nhiệt; mùa lễ hội, du xuân chưa kịp tới...

Không lạ khi du khách đổ về Bình Liêu tập trung vào mùa thu - đông để ngắm mùa lúa con gái, rồi lúa chín vàng trên những khung ruộng bậc thang nối nhau ôm quanh các triền đồi; mùa đồng cỏ lau bung nở trắng khắp các cánh rừng rộng lớn, dọc tuyến đường tuần tra biên giới dài hàng chục km, trên các cột mốc biên giới, đặc biệt là đường lên cột mốc 1305 - nơi được mệnh danh "sống lưng khủng long"; mùa hoa sở nở trắng rừng và hội hoa sở đậm nét văn hóa các dân tộc Bình Liêu; mùa đồng cỏ cháy bao phủ khắp núi rừng Bình Liêu vào tháng 12, đẹp đến lạ lùng...

Đồng cỏ bông lau trên đường lên mốc 1305. Ảnh: Nguyễn Thắng (Đại học Công nghiệp Quảng Ninh)

Khoảng từ năm 2015, Bình Liêu bắt đầu trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách và liên tục trong 5 năm qua lượng du khách đến Bình Liêu tăng theo cấp số nhân. Năm nay, Bình Liêu ước đón gần 100.000 lượt du khách; đến thời điểm cuối tháng 10 đã đón trên 73.000 lượt du khách, tăng 33% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú gần 14.000 lượt, chiếm 20% tổng du khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 21 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ khách lưu trú gần 15 tỷ đồng, chiếm 71% tổng doanh thu đạt được.

Con số trên cho thấy trong 5 năm qua, mặc dù nguồn thu của du lịch Bình Liêu chưa lớn, tuy nhiên cái được của du lịch Bình Liêu chính là sự quảng bá hình ảnh, lan tỏa những trải nghiệm, cảm xúc về Bình Liêu, để Bình Liêu có tên trong cẩm nang du lịch của mỗi du khách. Loại hình, sản phẩm du lịch Bình Liêu cũng được định hình là du lịch cộng đồng, phát huy trên cơ sở tài nguyên văn hóa và cảnh quan tự nhiên, đồng thời gắn với đời sống của người dân bản địa. Điều này khẳng định cách làm du lịch của Bình Liêu bền vững và hiện đang đi đúng hướng, đúng lộ trình, đạt mục tiêu đề ra.

Nét đẹp phụ nữ Dao Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Mai (thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu)

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, phân tích: Quan điểm của Bình Liêu là gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, không tác động, bổ sung để có thể dẫn tới sai khác văn hóa vốn có. Huyện xác định chủ thể, thành tố quan trọng của du lịch trên địa bàn là người dân bản địa, trong khi đó bà con đa số là đồng bào dân tộc thiểu số..., cho nên tất cả đều không thể nóng vội, vì những mục tiêu trước mắt được.

Thực tế du lịch Bình Liêu đang bước những bước đi bài bản, vững chắc. Điều này thể hiện ở việc gìn giữ, phát huy vốn văn hóa, hoàn thiện hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, đồng thời thu hút đầu tư phù hợp vào du lịch.

Trong 2 năm qua Bình Liêu tập trung bảo tồn và phát huy giá trị tộc người Tày ở Đồng Thanh (xã Hoành Mô), bản văn hóa người Tày thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn), bản văn hóa người Dao Sông Moóc B (xã Đồng Văn), làng văn hóa Sán Chỉ thôn Lục Ngù (xã Húc Động)...; phát huy các lễ hội đình Lục Nà, soóng cọ, ngày hội kiêng gió...; phục dựng vốn văn hóa bị mai một, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, nghề truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống...

Các khung ruộng bậc thang xã Lục Hồn đẹp như tranh vẽ. Ảnh tư liệu huyện Bình Liêu

Đến nay, Bình Liêu hoàn thành các tuyến đường tuần tra biên giới, đường lên các cột mốc quan trọng, đường vào thác Khe Tiền, Khe Vằn; xây dựng nhóm sản phẩm du lịch theo các chuyên đề du lịch khám phá, trải nghiệm cảnh quan tự nhiên, các bản văn hóa, các lễ hội...; quy hoạch các điểm, tour, tuyến du lịch; quy hoạch chi tiết vùng trồng sở và các dịch vụ đi kèm tại thôn Đồng Long (xã Đồng Tâm), công viên không gian văn hóa tại đồi truyền hình (thị trấn Bình Liêu), điểm hẹn văn hóa Dao tại chợ Đồng Văn...; khuyến khích các hộ dân phát triển mô hình homestay, tham gia làm du lịch cộng đồng...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821876

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71049191