17:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Du lịch cộng đồng cũng là một cách giữ gìn di sản văn hóa

Chủ nhật - 22/11/2015 09:47
Loại hình du lịch cộng đồng được xem như một hướng phát triển mang lại nhiều lợi ích, nhất là với các cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, việc chưa nắm bắt đúng cách thức xây dựng đã khiến cho sự thành công của mô hình này vẫn còn ở mức hạn chế. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn nhiều lo ngại về những tác động ngược chiều với sự bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người đã có nhiều năm tâm huyết với việc phát triển du lịch cộng đồng ở vùng núi Tây Bắc.

Chúng ta đang hiểu sai về du lịch cộng đồng

- TS Trần Hữu Sơn: Du lịch cộng đồng phát triển khá mạnh ở vùng Tây Bắc những năm gần đây, nhiều địa phương còn hy vọng rằng du lịch cộng đồng sẽ là cứu cánh của mình. Đến mức, có nơi như Hà Giang từng lập quy hoạch đến 78 làng du lịch cộng đồng, Điện Biên cũng quy hoạch 18 làng, đưa vào khai thác từ năm 2014... nhưng, đi vào hoạt động thì chỉ còn khoảng 5-7 điểm có hiệu quả.

- Vì sao lại có tình trạng như vậy, thưa ông?

- Có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, là do nhận thức về du lịch cộng đồng chưa chính xác. Du lịch cộng đồng là loại hình trong đó người dân phải được hưởng lợi thật sự, đồng thời, người dân phải tự làm mọi hoạt động, như ở Mai Châu (Hòa Bình), Bản Dền (Lào Cai) hay Ngòi Tu (Yên Bái)… Tất nhiên là phải có sự hỗ trợ, hợp tác của doanh nghiệp, nhưng người dân vẫn đóng vai trò chính yếu. Như ở Ngòi Tu, doanh nghiệp và người dân phân chia lợi nhuận rất sòng phẳng, có hộ thu được đến 170 triệu /năm. Như thế thì quá tốt. Vì vậy, cần phải đánh giá đúng vai trò của cộng đồng, nhà nước hay doanh nghiệp đều không thể làm thay họ được.

Cũng vì hiểu sai, nên nhiều người nhầm tưởng du lịch cộng đồng dễ làm. Thực tế, loại hình này kén lắm, nếu không khéo làm, không có tầm nhìn thì không thể duy trì lâu được. Điển hình như một loạt điểm du lịch cộng đồng ở Mộc Châu (Sơn La), mấy năm trước làm rất tốt, hút khách, nhưng nay thì èo uột. Ở đây là sai do định hướng, không xác định được sản phẩm riêng để tạo bản sắc. Vùng Tây Bắc, đi đâu cũng ngủ nhà sàn, ăn cơm Thái, uống rượu cần… na ná giống nhau thì ai còn muốn đi tiếp nữa.

- Vậy thì, lật ngược lại những nguyên nhân như ông vừa phân tích, sẽ là chìa khóa để dẫn tới thành công khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng?

- Rút kinh nghiệm từ mô hình du lịch cộng đồng rất thành công ở Bản Dền (Sa Pa - Lào Cai), theo tôi, phải có bốn yếu tố: Người dân (chủ thể cần được nhấn mạnh nhất, quyết định thành bại của mô hình), nhà tư vấn khoa học (chúng tôi phải mời tư vấn nước ngoài từ Pháp, Ca-na-đa sang giúp), Nhà nước quản lý (về chất lượng, quy mô, hỗ trợ vốn, bảo đảm an ninh…) và sự chung tay của doanh nghiệp (đầu tư, chia sẻ lợi nhuận thỏa đáng). Mô hình du lịch cộng đồng nào mà thiếu một trong bốn yếu tố này thì đều thất bại, hoặc phát triển ở mức độ rất hạn chế.

- Có thể thấy rõ, ông rất hào hứng với loại hình du lịch này. Vậy nhưng, hiện vẫn có nhiều chuyên gia văn hóa bày tỏ lo ngại, rằng, cái được từ du lịch thì có thể đo đếm, còn cái mất thì rất nhiều, và khó thấy, nhất là khi các điểm du lịch cộng đồng thường ở những nơi có nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc?

- Theo tôi, nên nhìn vấn đề một cách khoa học hơn. Những tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa đã được cảnh báo, như tình trạng trẻ em bỏ học để kiếm tiền, hay người dân tộc trở nên toan tính, đề cao giá trị vật chất… những điều đó là có thật. Nhưng ngược lại, chính du lịch đã làm cho đời sống người dân được nâng lên, và họ biết giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Có những giá trị, nếu không có du lịch thì chắc chắn đđồngã bị mai một, điển hình nhất là nghề dệt ở Sa Pa, và nhiều nơi ở Tây Bắc nữa. Nhờ du lịch, người dân đã khôi phục và phát triển nghề dệt, không chỉ bán cho du khách, họ còn xuất khẩu hàng thổ cẩm sang Mỹ, Ca-na-đa… Một yếu tố nữa là thông qua du lịch, cộng đồng đã tác động trở lại du khách, giúp du khách hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Sự phát triển nào cũng ẩn chứa những mâu thuẫn, nhưng phát triển du lịch cộng đồng thì cái lợi nhiều hơn.

Du khách nước ngoài thích thú với việc được trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái tại Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình). Ảnh:NGUYỄN THỦY

Cần phải sửa Luật Du lịch

- Ông từng có nhiều năm nắm giữ vai trò đứng đầu ngành văn hóa tỉnh Lào Cai, và cũng là người tích cực thúc đẩy sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại nhiều điểm ở Sa Pa. Nhưng ở thời điểm hiện nay, đang có ngày càng nhiều những lời phàn nàn của du khách về sự mất bản sắc và quá tải ở điểm du lịch này. Ông nghĩ sao về điều đó?

- Khu trung tâm Sa Pa hiện đã bị đô thị hóa hoàn toàn, du khách phải tìm đến những vùng sâu, xa hơn mới thấy được những nét văn hóa truyền thống. Đó là do chúng ta đã không kiên quyết trong việc thực hiện những điều mà các chuyên gia quy hoạch của Pháp đã khuyến cáo. Dẫu vậy, so với Đà Lạt thì Sa Pa thậm chí có thể thấy đôi chút tự hào, vì còn giữ được một số vùng ngoại vi, và chính khu vực này đang là điểm đến hấp dẫn đối với một lượng lớn du khách ngoại quốc. Nguy cơ lớn nhất với Sa Pa chính là việc thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Điều này làm gia tăng đột biến lượng khách vào dịp cuối tuần, gây quá tải cùng rất nhiều hệ lụy.

Với Sa Pa nói riêng, và với định hướng chung của cả ngành du lịch, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải chuyển từ câu chuyện phát triển du lịch đại trà sang phát triển du lịch bền vững, với ba yếu tố: Người dân phải được hưởng lợi, bảo tồn được bản sắc văn hóa và bảo vệ tốt môi trường. Hãy nhìn Nepal hay Buhtan, tiềm lực kinh tế của họ kém chúng ta, nhưng họ có chính sách hạn chế du khách từ rất sớm, họ sàng lọc du khách rất kỹ, rất chuyên nghiệp, nên họ thu lợi nhuận rất cao, và bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên.

- Điều này phải bắt đầu từ chính sách?

- Đúng thế. Phải sửa ngay Luật Du lịch. Theo quy định của Luật Du lịch, thì điểm du lịch muốn được công nhận điểm du lịch quốc gia phải có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch/năm, khu du lịch quốc gia phải có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch/năm. Trong khi, các nước hiện giờ không ai đếm số lượng khách mà xếp loại như vậy nữa. Cũng đừng đặt ra những chỉ tiêu kiểu như: phấn đấu đón được 5 triệu lượt khách. Chỉ nguyên việc lượng khách dồn đến đông, xử lý xả thải cũng đã đủ mệt rồi. Nhưng đúng là thực hiện được điều này rất khó, bởi không dễ thuyết phục mọi người từ chối cái lợi trước mắt. Vậy nhưng, nếu làm được thì mới thật sự là có tầm nhìn. Thà rằng thu đều 30 triệu đồng mỗi năm nhưng giữ được lâu dài còn hơn thu được 100 triệu đồng nhưng ba năm sau thì tan hoang. Nhà nước cần có những quyết sách mạnh để định hướng cho sự phát triển của cả ngành du lịch nói chung và hỗ trợ hiệu quả cho người dân chủ động gỡ những điểm vướng hiện nay trong việc xây dựng các điểm du lịch cộng đồng nói riêng.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông.
 

Theo Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cộng đồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 445577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73492548