Mỗi phiên chợ thu hút khoảng 4.000 người tham gia mua sắm, doanh thu đạt hơn 300 triệu đồng. Hầu hết các sản phẩm hàng hóa được bán đều có giá thấp hơn so với bên ngoài cùng thời điểm từ 5-10%, đặc biệt một số sản phẩm thiết yếu như: nước mắm, bột canh… giá giảm mạnh tới 15-17%. Với nhiều biện pháp thu hút khách hàng tại các phiên chợ đã giúp người dân tin tưởng vào chất lượng hàng nội, khiến sức mua tại các phiên chợ hàng Việt tăng cao.
Không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cơ hội quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối tại thị trường nông thôn, mà còn giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Người dân nông thôn, miền núi có cơ hội mua sắm các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phong phú về chủng loại, bảo đảm về chất lượng, giá cả phù hợp với nhu cầu, chính điều này đã kết nối được những doanh nghiệp mang thương hiệu Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.
Mục tiêu mà Bộ Công Thương đặt ra đến năm 2020 là phải có đến 70% nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “tự hào hàng Việt Nam”, đồng thời phải tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80-100%, các tỉnh thành phải xây dựng các điểm bán hàng cố định, bền vững để mở rộng dần các kênh phân phối hàng Việt; từng bước làm thay đổi nhận thức đối với người tiêu dùng về việc sử dụng hàng Việt Nam. Những phiên chợ hàng Việt về nông thôn sẽ là nền tảng ban đầu để dần định hình thương hiệu Việt với người tiêu dùng hiện nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn