20:18 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dùng phần mềm lên “thực đơn” cho... bò

Thứ sáu - 13/03/2020 21:22
Dựa trên các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng của từng loại thức ăn được phần mềm máy tính đưa ra, người nuôi bò tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) sẽ trộn thức ăn khoa học để có chất lượng sữa cao hơn so với cách làm truyền thống.

Nâng cao chất lượng sữa bò

Những ngày đầu năm 2020, phóng viên báo điện tử DANVIET.VN đến thăm một số trang trại nuôi bò sữa của người dân huyện Đơn Dương cùng với đại diện của Chi cục Chăn nuôi, thú y, thủy sản tỉnh Lâm Đồng.

 dung phan mem len “thuc don” cho... bo hinh anh 1

Anh Nguyễn Quốc Khánh chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Văn Long

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 22.000 con bò sữa với khoảng 1.300 hộ, trang trại chăn nuôi tập trung. Năng suất sữa tươi bình quân 20 lít/con mỗi ngày và mỗi con đạt khoảng 6.000 lít/chu kỳ sữa.

Anh Bùi Xuân Song (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình tôi và mọi người ở địa phương đều thực hiện việc chăn nuôi theo cách truyền thống.

Việc phối trộn thức ăn cho bò sữa làm hoàn toàn theo cảm tính của người nuôi. Chính vì vậy, chất lượng sữa chưa được cao, nhiều lần mang sữa đi bán cho các đại lý họ trả về hoặc mua với giá rẻ do chất béo, chất khô hay tế bào sôma không đạt yêu cầu”.

Anh Song cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi bò từ năm 2004 với số vốn chỉ là 2 con bê, đến nay tổng đàn bò của anh đã lên đến 30 con. Năm 2019, Sở NNPTNT Lâm Đồng triển khai các chương trình tập huấn về chăn nuôi bò sữa nên anh biết được phải có phương pháp khoa học về chế độ dinh dưỡng cho bò.

Bên cạnh đó, anh Song tham gia thêm chương trình sử dụng phần mềm tính toán khẩu phần ăn cho bò. Phần mềm trên máy tính này giúp gia đình anh nắm bắt các chỉ số về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn thô, từ đó anh phối trộn thức ăn phù hợp hơn để chất lượng sữa bò đạt chất lượng. Tại trang trại của mình, với bò cho 20 lít sữa/ngày, anh Song áp dụng công thức trộn gồm 20kg cám hỗn hợp, 2kg cám viên, 1kg bắp lên men cùng bột bắp ủ chua và cỏ.

Giống như gia đình anh Song, anh Nguyễn Quốc Khánh (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) cũng thực hiện phương pháp trên với đàn bò 30 con. Trong đó, có khoảng 13 con cho khai thác sữa với sản lượng 280 lít/ngày. Anh Khánh cho biết, từ khi áp dụng phương pháp tính toán khẩu phần ăn trên máy tính, sức khỏe của đàn bò được đảm bảo và thời gian đạt đỉnh sữa kéo dài hơn trước. Chi phí chăn nuôi giảm và công chăm sóc cũng được rút ngắn.

Đặc biệt, khi phối trộn thức ăn theo phương pháp khoa học thì chất béo, chất khô và tế bào sôma luôn đạt chuẩn nên sữa được doanh nghiệp thu mua với giá ổn định 14.000 đồng/lít.

Nâng tổng đàn lên 23.000 con

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Phi Long - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản Lâm Đồng cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 22.000 con bò sữa với khoảng 1.300 hộ, trang trại chăn nuôi tập trung. Năng suất sữa tươi bình quân 20 lít/con mỗi ngày và mỗi con đạt khoảng 6.000 lít/chu kỳ sữa.

Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển nuôi bò sữa bằng cách nâng cao quy mô trang trại. Ngoài ra, địa phương còn đang thực hiện đề án phát triển chăn nuôi và lai tạo giống chất lượng kết hợp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Trong năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch nâng tổng đàn lên 23.000 con với sản lượng sữa tươi ước đạt 84.000 tấn.

Ông Long cho biết thêm: “Mặc dù là ngành mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên, hiện nay người dân đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tính toán khẩu phần ăn, dinh dưỡng cho bò, chủ yếu phối trộn thức ăn theo cảm tính. Chính vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và làm giảm giá sữa tại các điểm thu mua.

Với sự thành công của mô hình dùng phần mềm tính toán khẩu phần ăn cho bò trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Chi cục sẽ phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp các huyện, thành phố đẩy mạnh việc tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất thức ăn hỗn hợp hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa cho tổng đàn bò sữa trong tỉnh”.

Hiện nay, tổng sản lượng sữa của tỉnh Lâm Đồng đã đạt trên 80.000 tấn/năm và được tiêu thụ bởi Công ty Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk). Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận chi nhánh Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam - Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu lực trong 5 năm.

Văn Long/http://danviet.vn/
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998161

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71225476