20:12 EDT Thứ hai, 30/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

EU tăng cường kiểm tra 7 nông phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Thứ năm - 02/08/2018 20:47
Việt Nam có 7 loại nông phẩm bị EC đưa vào Danh mục kiểm tra tăng cường gồm lá rau mùi, lá rau húng quế, lá bạc hà, rau mùi tây, đậu bắp, hạt tiêu và trái thanh long.
 

Theo Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quy định mới (Commission Implementing Regulation 2018/941) về tăng cường mức độ kiểm tra chính thức đối với 98 loại nông phẩm của 27 nước nhập khẩu vào EU làm thực phẩm hoặc TĂCN.

 
Việt Nam có 7 loại nông phẩm bị EC đưa vào Danh mục kiểm tra tăng cường gồm lá rau mùi, lá rau húng quế, lá bạc hà, rau mùi tây, đậu bắp, hạt tiêu và trái thanh long. Theo đó, cả 7 sản phẩm này đều bị kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu. Trong đó, tần suất kiểm tra với trái thanh long là 10%, các sản phẩm còn lại đều có tần suất kiểm tra là 50%.

Ngoài quy định về tăng cường kiểm tra tại các cảng đến, EC còn yêu cầu mỗi lô hàng XK sang EU phải có Giấy chứng nhận của các Phòng xét nghiệm được ủy quyền tại nước XK. Các lô hàng bị tái kiểm tại cảng đến sẽ bị tiêu hủy nếu có dư lượng các chất độc hại (thuốc trừ sâu, chất diệt khuẩn, chất diệt nấm mốc) vượt ngưỡng cho phép.

Trước bối cảnh EC đã chính thức ban hành Quy định mới như đã nêu trên, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn đề đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội ngành hàng rau quả, trái cây Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai một số nội dung như sau:

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp cần thiết để kiểm soát an toàn thực phẩm đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU; thông báo, hướng dẫn, khuyến nghị nông dân phương thức sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của EU.

- Tăng cường cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm để các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu rau quả nắm bắt và triển khai thực hiện.

- Thông qua các cuộc làm việc, trao đổi song phương với EU, đề nghị phía bạn: (i) xem xét các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam đối với hàng nông sản xuất khẩu sang EU, từ đó tháo gỡ phương thức kiểm tra tăng cường áp dụng với một số loại rau gia vị và quả thanh long của Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại nông sản song phương; (ii) đồng thời hỗ trợ phía Việt Nam về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản, rau quả.

- Khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tuân thủ chặt chẽ quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong khâu canh tác, thu hoạch nguồn nguyên liệu của mình để phục vụ xuất khẩu; đồng thời kiểm soát tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có sản phẩm rau quả xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của EU.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ động, tích cực phối hợp với EC để đẩy nhanh tiến độ rà soát pháp lý, tiến tới ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU trong năm 2018, hướng đến phê chuẩn và thực thi Hiệp định vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019, góp phần tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.


Tác giả bài viết: Hoàng Hà

Nguồn tin: tapchicongthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 52

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1417453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68661595