09:52 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

GS Nguyễn Lân Dũng: Không nên buộc nông dân trồng lúa quá nhiều

Thứ tư - 21/12/2016 10:39
Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tinh thần "sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp”. Vậy chúng ta phải làm gì để phát triển nền nông nghiệp với thực phẩm an toàn, nông sản Việt chiếm lĩnh được thị trường thế giới?

“Cú hích” đặc biệt

Gần đây, phát biểu tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam chúng ta có 3 thế mạnh rất quan trọng, một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch… Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp”.

 gs nguyen lan dung: khong nen buoc nong dan trong lua qua nhieu hinh anh 1

GS. Nguyễn Lân Dũng. Nguồn ảnh: Báo Thanh niên

Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn, khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng, có khả năng cạnh tranh quốc tế, đồng thời chỉ đạo rất cụ thể: “Phải xóa bỏ cơ chế xin - cho, không bó hẹp nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch cũ trước đây. Địa phương nào và bất cứ ai làm nông nghiệp công nghệ cao đều được Chính phủ hỗ trợ tín dụng ưu đãi. Chính phủ sẽ tạo một cơ chế mở hoàn toàn cho doanh nghiệp. Chính phủ đồng ý sẽ dành ra một gói từ 50.000 - 60.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Tôi chỉ đạo luôn Ngân hàng Nhà nước gói hỗ trợ này phải mở rộng 5 - 7 ngân hàng tham gia để tạo ra cơ chế thị trường minh bạch thông thoáng, chống chỉ định bao cấp để phát sinh chi phí không chính thức”.

Việt Nam nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng trong nhóm các quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ nền tảng phát triển nông nghiệp, chúng ta sẽ thúc đẩy được nhiều ngành khác như công nghiệp chế biến, thực phẩm, công nghiệp sản xuất máy móc và vật tư đầu vào cho nông nghiệp, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng.

Căn cứ một số đề nghị của Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng nêu thông điệp: “Không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Thay vào đó, cần phải bảo đảm rằng mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào, tính chất như thế nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vì nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, từ đó, mới nâng cao chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức”.

Nhắc lại vài con số chưa vui

Chúng ta biết rằng nước ta đứng thứ 13 thế giới về dân số, đứng thứ 16 về đa dạng sinh học, nhưng GDP tính theo đầu người chỉ đứng thứ 133, năng suất lao động chỉ bằng 1/3 so với nhiều nước trong ASEAN và có tới 80% các công nghệ FDI chỉ thuộc loại trung bình.

Vấn đề thực phẩm an toàn đang nổi lên “nhức nhối” hơn lúc nào hết. Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trong chuyến công tác tại Nghệ An mới đây đã nói: “Thị trường trong nước cũng như xuất khẩu cần phải được chú ý chinh phục bằng thực phẩm sạch, an toàn… Áp lực của xuất khẩu sẽ làm người nông dân phải suy nghĩ lại về sản xuất an toàn. Nông sản có an toàn mới có thể xuất khẩu với giá cao được… Nói không với thực phẩm bẩn là điều cần thiết, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải nói có với thực phẩm sạch”.

Theo số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trong 5 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. Hằng năm chúng ta đã nhập về tới 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, có tới 90% nhập từ Trung Quốc. Chúng ta nhập tới 4.100 loại khác nhau, thuộc 1.643 hoạt chất hoá học (trong khi ở Trung Quốc người ta chỉ cho phép sử dụng 630 hoạt chất mà thôi). Nhiều loại hoá chất cấm vẫn bị nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitor, Kelthan…

Hậu quả là ô nhiễm nông sản phẩm, kể cả nông sản phẩm xuất khẩu, khiến nhiều lô hàng bị đối tác trả lại do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép...

Làm thế nào để thực phẩm an toàn?

Với chức năng của mình, Hội các ngành sinh học Việt Nam đã vận động thành lập các trang trại “Rau bảo đảm” với hai yêu cầu là trồng rau trong nhà lưới và không sử dụng phân đạm hoá học.

Trồng trong nhà lưới thì tránh được bướm và không có bướm thì không có sâu. Sử dụng phân hữu cơ thay cho phân đạm hoá học thì tránh được việc tích luỹ nitrit (một yếu tố gây ung thư). Nhiều nhà sinh học đang phấn đấu sản xuất thuốc trừ sâu sinh học để sử dụng cho các ruộng rau không có điều kiện lắp lưới.

Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng cần đổi mới. Ít ai biết rằng với đàn lợn 28,3 triệu con hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về tổng đàn và thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn. Nhưng cần phải bảo đảm việc không được sử dụng các thuốc tạo nạc rất độc hại (Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine) và cần nâng cao năng suất chăn nuôi, do năng suất của ta còn thấp.

Chúng ta còn phải đối đầu với biến đổi khí hậu, vì nó đến sớm hơn so với các dự đoán trước đây. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nước ta ngày càng rõ, càng khốc liệt. Điều này ai cũng biết.

Chính vì thế, đang có nhiều ý kiến về việc phải xem xét lại cơ cấu sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tới 18 triệu dân và đang cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thuỷ sản xuất khẩu.

Theo GS.Võ Tòng Xuân, tư duy coi “nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn” nay không còn phù hợp nữa. Phải coi nước mặn là bạn, từ đó giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Những vùng sản xuất theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay giàu có là nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa. Sau khi mưa dứt, lúa gặt cũng vừa xong, người dân cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa mới lại quay sang trồng lúa.

Thế nên, chúng ta hãy thay đổi tư duy, không nên buộc nông dân trồng lúa quá nhiều nữa vì nước nhập khẩu gạo sẽ không cần trồng lúa mà họ sẽ yên tâm làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa.

Chúng ta cũng cần xem xét lại cơ cấu xuất khẩu nông sản phẩm. Năm nay lượng gạo xuất khẩu chỉ còn thu được 3,45 tỷ USD, trong khi lượng tôm xuất khẩu thu được tới 2,6 tỷ USD (hy vọng đến các năm 2025-2030 sẽ tăng lên đến 8-10 tỷ USD). Tất nhiên còn phải đi kèm với những đổi mới về giống tôm sạch bệnh và cho năng suất cao.

Về rau quả xuất khẩu tiềm năng cũng rất lớn, năm nay đã thu về tới 2 tỷ USD (trong đó riêng trái cây là 1,7 tỷ USD). Có tới 98,9% trái cây xuất khẩu thuộc về 10 loại là thanh long, nhãn, dưa hấu, sầu riêng, măng cụt, vải, xoài, dừa, chuối và chanh, trong đó thanh long chiếm đến 49,9%. Sắp tới, quả bơ sẽ tràn ngập Tây Nguyên do người dân áp dụng công thức cứ 1.000 cây cà phê trồng xen 200 cây bơ làm cây che bóng thay cho cây muồng trước đây…

Hy vọng về những cánh đồng mẫu lớn

Nông nghiệp sẽ thay da đổi thịt khi nông thôn thực hiện tích tụ ruộng đất để tạo nên những cánh đồng mẫu lớn.

Chuyện này đã khá phổ biến ở nhiều tỉnh phía nam nhưng là chuyện mới bắt đầu ở phía bắc. Đáng chú ý là 4 khu nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam. Đó là Nhân Khang, Nhân Bình-Xuân Khê (Lý Nhân), An Mỹ-Dông Du (Bình Lục) và Liêm Tiết (TP Phủ Lý).

Riêng khu Nhân Khang đã tích tụ được 23,4 ha đất (Công ty cổ phần An Phú Hưng nhận 21,5 ha đang đầu tư sản xuất). Tại xã Nhân Khang, 200 lao động được đào tạo thành công nhân nông nghiệp. Bà con góp đất cùng canh tác để sản xuất hàng hoá nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với khí hậu toàn cầu. Sang năm 2017, trên mỗi ha, bình quân sẽ thu được khoảng 3 tỷ đồng.

Về chính sách đối với cánh đồng mẫu lớn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Việc tích tụ ruộng đất là một vấn đề hết sức bức xúc, trói buộc nền nông nghiệp Việt Nam. Cái nào thuộc về phạm vi của Chính phủ như nghị định, thông tư liên quan chúng tôi sẽ sửa ngay. Những cái thuộc về Quốc hội chúng tôi sẽ trình Quốc hội xem xét”.

Cũng nói về chính sách đất đai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: “Chính sách đất đai hiện nay cần phải được hoàn thiện thêm một bước nữa theo hướng nới rộng quy định về hạn điền. Tích tụ ruộng đất phải được xem là một hành động hợp quy và hợp pháp. Hiện nay đã có chủ trương điều chỉnh theo hướng này và hy vọng sớm được thực hiện. Ngành nông nghiệp cũng đã xin ý kiến của Chính phủ và được đồng ý về chủ trương sẽ giảm khoảng 700.000 ha diện tích đất lúa so với hiện nay để chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho phù hợp theo tiêu chí giá trị kinh tế cao hơn cây lúa”.

Chúng ta biết rằng với 7,753 triệu ha trồng lúa hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và nếu giữ được sản lượng 7,72 triệu tấn thì ta vẫn đứng thứ nhì so với các nước trồng lúa nước trên thế giới.

Còn về cây trồng biến đổi gen, chúng ta tuy hơi chậm so với nhiều nước khác nhưng Chính phủ đã cho phép đưa vào sản xuất các giống ngô, đậu tương và bông chuyển gen. Hiện nay không ai còn lo ngại về tính an toàn của cây chuyển gen khi thấy ngô chuyển gen đã chiếm 90% ở Mỹ, 98% ở Canada, 95% ở Argentina, 81% ở Brazil; đậu tương chuyển gen đã chiếm 93% ở Mỹ, 98% ở Canada, 100% ở Arhentina và 92% ở Brazil.

Muốn có nền nông nghiệp công nghệ cao chúng ta còn phải đẩy mạnh việc tạo ra các công nghệ mới và tăng cường chuyển giao công nghệ.

Nông thôn mới phải chú ý chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua 6 năm, cả nước đã huy động được 1 triệu tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Trong số này, Nhà nước chỉ chiếm 11%, còn lại là từ nhân dân và doanh nghiệp. Riêng giao thông nông thôn đã vượt khối lượng tới 5 lần so với trước đây.

Tuy nhiên điều cần chú ý để điều chỉnh là còn nhiều địa phương quá tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng mà ít chú ý đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nên đã xảy ra tình trạng nợ đọng khá lớn về xây dựng cơ bản.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết vấn đề nợ xây dựng cơ bản phát sinh là do nhiều nơi muốn nhanh đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhưng thực ra, tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân mới là mục tiêu cốt lõi của xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện, Bộ NN&PTNT đã thiết kế lại khung 19 tiêu chí theo 2 nhóm cứng và mềm.

Trong đó phần cứng là thu nhập của nông dân ở nông thôn, miền núi; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên diện rộng; môi trường; trật tự an toàn, ổn định hệ thống chính trị xã hội. Phần mềm là các tiêu chí như: điện, trường, đường, trạm thì căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng huy động của địa phương và giao cho người đứng đầu địa phương ban hành để phù hợp thực tế.

Khi làm việc tại Nghệ An, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích: “Nếu trên 50% dân số sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp tạo ra 26% GDP của tỉnh thì tỷ lệ năng suất và thu nhập chung của nông dân so với thu nhập chung của tỉnh rất thấp. Thu nhập nông nghiệp như thế chỉ bằng gần 1/4 thu nhập công nghiệp và dịch vụ. Đây là vấn đề của cả nước, chứ không riêng của Nghệ An…”.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam cho rằng, hợp tác xã là mô hình cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân. Khi đó, doanh nghiệp sẽ không phải đối phó với rủi ro trong sản xuất, còn nông dân thông qua hợp tác xã kiểu mới để yên tâm sản xuất, để tăng thu nhập. Theo cơ chế thị trường, chúng ta phải tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, mà môi trường trong nông nghiệp là hợp tác xã kiểu mới.

Tác giả bài viết: GS. Nguyễn Lân Dũng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 46802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 366505

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73413476