06:15 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gần 1 triệu người nghèo được Chính phủ hỗ trợ gạo dịp Tết

Thứ bảy - 21/01/2017 04:42
(Chinhphu.vn)- Việc cấp phát gạo dự trữ cho người nghèo, người dân vùng bị thiên tai, vùng khó khăn nhằm ổn định đời sống sẽ tới tay đối tượng thụ hưởng chậm nhất vào ngày 24/1/2017 (tức ngày 27 tháng Chạp Bính Thân) để động viên, chia sẻ và giúp người dân đón một cái Tết cổ truyền ấm áp.
Tổng cục Trưởng Tổng cục dự trữ Nhà nước Phạm Phan Dũng. Ảnh: VGP/Thành Chung

Tổng cục Trưởng Tổng cục dự trữ Nhà nước Phạm Phan Dũng. Ảnh: VGP/Thành Chung

TS. Phạm Phan Dũng, Tổng cục Trưởng Tổng cục dự trữ Nhà nước đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao xuất cấp gạo hỗ trợ nhân dân một số địa phương đón Tết.

Tổng hợp báo cáo từ các địa phương, có gần 1 triệu người thuộc đối tượng được nhận gạo hỗ trợ từ Chính phủ.

Thưa ông, gần 1 triệu nhân khẩu tại 15 tỉnh, thành trên cả nước  được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ trong dịp Tết Đinh dậu 2017 và với số lượng lớn như vậy, liệu có xảy ra tình trạng cấp phát sai đối tượng không?

Ông Phạm Phan Dũng:  Nước ta hiện vẫn còn nhiều vùng khó khăn, đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, bão lụt nên người dân không tránh được việc đứt bữa. Để kịp thời hỗ trợ gạo cho các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định xuất cấp 12.415,2 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các địa phương.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 1.578,135 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình; hỗ trợ các tỉnh: Yên Bái (379,35 tấn); Cao Bằng ( 625,275 tấn); Hà Nam (418,935 tấn); Tuyên Quang (310,29 tấn); Thanh Hóa (650,25 tấn); Nghệ An (1.766,265 tấn); Quảng Trị (1.485,99 tấn); Lào Cai (247,86 tấn); Ninh Thuận (1.134,465 tấn); Đắc Nông (400 tấn); Kon Tum (577,125 tấn); Quảng Ngãi 1.718 tấn; Gia Lai (605,265 tấn); Đắk Lắk (500 tấn).

Một số địa phương khác cũng có khó khăn, cũng đang tiếp tục rà soát để báo cáo Chính phủ hỗ trợ. Do vậy, số lượng các nhân khẩu được Chính phủ hỗ trợ gạo Tết có thể còn cao hơn.

Mức hỗ trợ là 15kg/tháng/nhân khẩu, thời gian hỗ trợ 1 tháng. Đối tượng được trợ giúp đột xuất cứu đói là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra.

Việc phân bổ, cấp phát gạo cho nhân dân do chính quyền các cấp thực hiện theo danh sách các đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ đã được UBND tỉnh phê duyệt; trong quá trình rà soát đối tượng và tổ chức cấp phát gạo cho dân có sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Việc tổ chức cấp phát bảo đảm đúng định mức, đúng đối tượng, kịp thời, công khai, dân chủ.

Các hộ nhận gạo tại UBND xã, sau khi nhận gạo, họ trực tiếp ký xác nhận số lượng gạo đã nhận; trường hợp, các thôn xa trung tâm, xã mới giao cho trưởng thôn nhận về phát cho nhan dân có danh sách ký nhận của từng hộ báo cáo để xã tổng hợp. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến công tác phân bổ, cấp phát gạo được quản lý chặt chẽ tại UBND xã theo quy định.

Đặc biệt, công tác thanh kiểm tra xuất cấp gạo cũng được Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) thực hiện, giúp gạo hỗ trợ đến được tận tay người nghèo theo đúng thời hạn quy định. 

Trong dịp này, Tổng cục DTNN đã kiểm tra đột xuất công tác cấp phát gạo dự trữ tại xã Hậu Kiểm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Tại đây, có hộ dân thắc mắc sao gia đình mình có 4 nhân khẩu, song chỉ được hỗ trợ 2 khẩu. Cán bộ địa phương đã giải thích ngay tại chỗ cho người dân là vì gia đình có 2 cháu không được nhận hỗ trợ gạo lần này do đã nhận gạo từ chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn nên gia đình chỉ nhận 2 suất gạo hỗ trợ thôi.

Điều này cho thấy, UBND các cấp ở địa phương đã làm khá sát với thực tế. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội cũng giám sát rất chặt chẽ để bảo đảm sự công bằng, hạn chế mọi khiếu kiện phát sinh khi xuất cấp gạo cho người dân.

Thưa ông, để kịp thời đưa gạo cứu trợ đến với người dân, Tổng cục DTNN đã triển khai công việc này như thế nào?

Ông Phạm Phan Dũng: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, do dự báo trước được tình hình nên chúng tôi đã chuẩn bị đủ hàng và bố trí tại những vùng trọng điểm, cộng với phương châm không để người dân thiếu gạo trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, chúng tôi đã đặt mục tiêu gạo cứu đói sẽ được chuyển đến tay người dân chậm nhất vào ngày 24/1( tức là ngày 27 Tết).

Ngay khi nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN đã gửi công văn tới UBND các tỉnh, đồng thời chỉ đạo các Cục DTNN khu vực (Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Nam Tây Nguyên, Bắc Tây Nguyên và Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ) chủ động thuê phương tiện vận chuyển, xuất gạo, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo để tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch phân bổ của UBND tỉnh.

Tổng cục DTNN đã đôn đốc, yêu cầu các Cục DTNN khu vực tập trung mọi nguồn lực: kinh phí, nhân lực, phương tiện… để triển khai xuất gạo hỗ trợ Tết cho các địa phương. Một mặt, tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra giám sát quá trình phân phối, tiếp nhận gạo của các địa phương. Mặt khác, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền liên quan đến việc hỗ trợ gạo của Chính phủ tới nhân dân các địa phương vừa để nhân dân thấy được sự quan tâm của Đảng, của Chính phủ vừa để nhân dân giám sát việc thực hiện; bảo đảm công khai, công bằng, đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình để kịp thời chỉ đạo các Cục DTNN khu vực được giao nhiệm vụ xuất cấp gạo DTQG, xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có)Các Cục DTNN khu vực đã rất tích cực, khẩn trương phối hợp với UBND các tỉnh và các sở, ban, ngành để tổ chức triển khai khẩn trưởng để có gạo tới tận tay người dân trước Tết Nguyên đán.

Mặc dù số gạo cấp cho mỗi người dân không nhiều (15kg/ nhân khẩu/tháng) nhưng là nguồn động viên nhân dân vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống và đón chào một năm mới tràn đầy niềm tin, đầm ấm và hạnh phúc; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng thêm niềm tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ.

Tuy nhiên, do các đối tượng được cấp gạo chủ yếu là đối tượng các huyện nghèo, miền núi; giao thông không thuận lợi, nhất là những địa phương đường xá bị mưa lũ làm hỏng và lại vào dịp Tết Nguyên đán nên việc thuê phương tiện vận chuyển với chi phí cao, từ đó việc bố trí phương tiện vận chuyển, bốc xếp, giao nhận… cũng gặp khó khăn chút ít.

Để huy động và bố trí ngân sách thực hiện hiệu quả chính sách này, trong thời gian tới, theo ông cần có những giải pháp thiết thực nào?

Ông Phạm Phan Dũng: Đối với UBND các tỉnh, cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng chính sách trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cấp hỗ trợ gạo, tránh trường hợp khi được Thủ tướng Chính phủ cấp gạo mới rà soát, phân bổ (phân bổ ngược) hoặc sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến mục tiêu và ý nghĩa của việc xuất cấp gạo của Chính phủ hỗ trợ cho nhân dân.

Chỉ đạo chính quyền các cấp, nhất là cấp thôn, xã chủ động trong công tác kiểm tra đời sống dân cư trong nông thôn. Đặc biệt các đối tượng chính sách, nghèo và thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh để có hỗ trợ kịp thời.

Đề nghị các địa phương có biện pháp tuyên truyền, phổ biến việc rà soát đối tượng theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành có liên quan nhất là các quy định, điều kiện cụ thể về đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp lương thực; việc thông tin rộng rãi, bằng nhiều hình thức đa dạng như thông qua các buổi sinh hoạt thôn, bản, làng, xã hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để nhân dân biết, từ đó có công tác kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo tính minh bạch, công khai, tránh trường hợp khiếu kiện trong việc cấp phát, quản lý và sử dụng nguồn gạo của Nhà nước cấp hỗ trợ cho nhân dân sai đối tượng, mục đích.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình phân bổ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng việc cấp gạo cho nhân dân. Đồng thời có các chế tài, quy định về việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ trong quá trình triển khai thực hiện việc xuất cấp gạo cho nhân dân.

Đối với các bộ, ngành có liên quan, khi nhận được văn bản báo cáo, đề nghị hỗ trợ gạo của các địa phương thì cần khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) trong việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kịp thời cho các địa phương, giúp địa phương khắc phục khó khăn, ổn định an ninh chính trị và bảo đảm an sinh xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thành Chung (thực hiện)
http://baochinhphu.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296


Hôm nayHôm nay : 33532

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551034

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778349