18:26 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn chặt đào tạo nghề nông nghiệp với thị trường

Thứ sáu - 24/03/2017 03:18
Đào tạo nghề nông nghiệp thời gian tới sẽ gắn chặt với yếu tố thị trường, trong đó, một phần lớn công tác đào tạo nghề sẽ gắn với nông nghiệp công nghệ cao và quá trình tái cơ cấu thông qua các doanh nghiệp (DN).

 

Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Tại hội nghị công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn diễn ra ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho hay, tính đến nay đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được đào tạo, trong đó gần 3,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Trong số trên, có hơn 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đưa vào nội dung trong thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn, trong đó 1,4 triệu người học nghề nông nghiệp, 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp. Yêu cầu cao nhất của Quyết định 1600 là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để sau đào tạo ít nhất 80% lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề.

Bộ LĐTB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 971 về sửa đổi bổ sung Quyết định 1956, xác định rõ Bộ LĐTB&XH là cơ quan thường trực đề án, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ NN&PTNT thực hiện đề án.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, cần phải xác định những hạn chế, tồn tại của đề án cũ để có những đề xuất cải tiến hoạt động đào tạo nghề trong giai đoạn tới.

“Các đại biểu Quốc hội nói với tôi rằng, có tình trạng đánh trống ghi tên để nhận tiền đào tạo nghề… Có những xã có tới 600 người được đào tạo chuyên một nghề hoạn lợn”, Bộ trưởng LĐTB&XH nói và đặt câu hỏi: “Có hay không có việc đó, cá biệt hay phổ biến?”. Theo Bộ trưởng, việc đào tạo nghề sắp tới phải gắn với địa phương và sự dịch chuyển từ lao động phi chính thức sang chính thức.

Về việc đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đào tạo nghề lần này sẽ gắn chặt với DN để đào tạo lao động phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, các địa phương phải đề nghị DN nêu nhu cầu về lao động của mình. Ví dụ trồng lúa hữu cơ, rau an toàn công nghệ cao,… cần đào tạo cho bao nhiêu người thì sẽ đặt hàng với các sở NN&PTNT và LĐTB&XH các tỉnh để đưa vào quy hoạch.

Các DN muốn được hỗ trợ đào tạo nghề phải là DN sản xuất theo hướng an toàn, sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hoặc thực hiện tái cơ cấu… những lĩnh vực mà Chính phủ đang muốn phát triển.

“Các huyện đang kiểm tra và tổng hợp thông tin về nhu cầu của DN. Hiện nay Bộ NN&PTNT đã liên hệ với các trung tâm đào tạo của các tập đoàn, các công ty lớn và bố trí tiền vào đó để họ tự đào tạo nghề theo quy định của Nhà nước”, ông Trung nói và cho biết thêm, những nơi mà không có cơ sở đào tạo thì giao cho các trường nghề.

Trước đó, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Ma Quang Trung cho hay, kinh phí cho đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 dự kiến khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, để xã hội hóa công tác đào tạo nghề phải thu hút được DN vào cuộc. Chính phủ chỉ hỗ trợ đào tạo một lần, còn lại DN phải bỏ ra.

Theo ông Trung, phương pháp đào tạo lao động nông thôn cũng sẽ khác giai đoạn trước. Nếu như trước kia học viên phải qua 3 tháng học trên huyện, tỉnh, thì việc đào tạo tới đây sẽ gắn với mô hình và sản xuất thực tế nhiều hơn. Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/mô hình.

Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, theo ông Trung, nông dân không thể tự làm nông nghiệp công nghệ cao được, mà chỉ có thể đào tạo ở DN và HTX.

“Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các DN, HTX thống nhất phương pháp đào tạo, hỗ trợ và giám sát quá trình đào tạo. Trước mắt lấy năm 2017 là năm xây dựng mô hình điểm về đào tạo lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”, ông Trung nói.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 420


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 866902

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64852846