16:09 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn địa danh với sản phẩm hàng hóa

Chủ nhật - 02/09/2018 05:16
Quảng Ngãi là địa phương có nhiều sản vật hấp dẫn, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Những mặt hàng này được gắn liền với các địa danh nổi tiếng của địa phương, nên có nhiều lợi thế để phát triển và tìm chỗ đứng trên thị trường.

Tự hào khi hàng hóa mang tên "quê hương"

Mới đây, nhiều địa phương đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép sử dụng tên địa danh để xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của mặt hàng nông sản vốn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ thời gian qua.

Nhờ ứng dụng các kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc, nên cây chôm chôm ở Nghĩa Hành cho năng suất và chất lượng cao. ảnh: PV
Nhờ ứng dụng các kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc, nên cây chôm chôm ở Nghĩa Hành cho năng suất và chất lượng cao. ảnh: PV


Trong tháng 8.2018, có thêm 8 sản phẩm được tỉnh chấp thuận cho phép thực hiện thủ tục gắn địa danh lên sản phẩm. Đó là, sản phẩm "Rượu cần Sơn Hà", "Khoai lang Tịnh Thọ" của HTX NN Tịnh Thọ; HTX SX KD dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Long sử dụng địa danh Tịnh Long cho "rau an toàn Tịnh Long"; huyện Nghĩa Hành được phép sử dụng địa danh Nghĩa Hành để xây dựng các nhãn hiệu chứng nhận cho các loại quả, như sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, chuối ngự. Trước đó, Quảng Ngãi cũng có nhiều sản phẩm được phép sử dụng địa danh để xây dựng nhãn hiệu tập thể, như quế Trà Bồng, hành tỏi Lý Sơn, cá bống Sông Trà, mạch nha Mộ Đức...

Theo các chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, kể từ khi sản phẩm được gắn liền với địa danh, thì sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng gia tăng. Với những người xa quê, thì cảm thấy tự hào khi mua được những sản phẩm hàng hóa mang tên địa danh của quê hương.

Trong thời kỳ hội nhập thương mại, cánh cửa giao thương hàng hóa các nước trên thế giới, trong khu vực trở nên mạnh mẽ. Sản phẩm của doanh nghiệp trong tỉnh đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập giá rẻ. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gắn với địa danh trở nên vô cùng ý nghĩa, không những khẳng định chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mà còn là cả tên đất, tình người, góp phần tạo nên uy tín, giá trị kinh tế cho các sản phẩm.


Tăng cường quản lý và hỗ trợ

Theo quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, địa danh không được bảo hộ dưới dạng các nhãn hiệu thông thường. Địa danh chỉ được bảo hộ khi được đăng ký dưới dạng chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể. Khi sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với địa danh sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng đi kèm theo đó là sẽ có không ít sản phẩm bị lợi dụng đánh tráo, gây thiệt hại cho thương hiệu và làm mất niềm tin của khách hàng.

Điển hình là "tỏi Lý Sơn". Thời gian gần đây, liên tiếp sản phẩm tỏi từ các vùng miền khác được đem về đảo Lý Sơn và các thị trường khác để tiêu thụ theo hình thức đóng gói, gắn nhãn mác "tỏi Lý Sơn", nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Một số đơn vị, tổ chức xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với địa danh chỉ mong muốn bảo vệ giá trị danh tiếng, chưa hiểu sâu giá trị thật của nhãn hiệu này; có tình trạng sau khi được bảo hộ nhãn hiệu thì không được sử dụng trên thực tế.

Nông dân thu hoạch hành, đưa ra thị trường tiêu thụ gắn mác
Nông dân thu hoạch hành, đưa ra thị trường tiêu thụ gắn mác "hành Lý Sơn". Ảnh: TN


Những năm qua, Quảng Ngãi đã khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gắn địa danh cho các sản phẩm hàng hóa là đặc sản, sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này là hết sức cần thiết, khẳng định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, danh tiếng cho cả một vùng đất. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tính cộng đồng trong bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu chưa vững chắc. Khi phát hiện có sự lạm dụng nhãn hiệu hàng hóa cũng không kịp thời lên tiếng đấu tranh, ngăn chặn.
      

Tác giả bài viết: THANH HUYỀN

Nguồn tin: baoquangngai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 232718

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73279689