15:21 EDT Thứ sáu, 26/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gặp lão nông mê gà hơn... mê vợ

Thứ tư - 25/01/2017 09:59
Ở tuổi 63 nhưng ông Nguyễn Đăng Chung – Giám đốc HTX chăn nuôi gà Hồ, kiêm Chủ tịch Hội Chăn nuôi gà Hồ Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vẫn đam mê với việc phát triển, bảo tồn giống gà Hồ quý hiếm. Với ông, gà không chỉ vật nuôi đơn thuần mà còn là báu vật thiêng liêng mà đất trời đã ban tặng cho mảnh đất Kinh Bắc.

Mê gà hơn... mê vợ

Vào những ngày cuối năm Bính Thân, dù công việc nhà rất bận rộn nhưng ông Chung vẫn tất bật dẫn khách đến các nhà trong làng để chọn, mua gà. “Nhà mình cũng có gà nhưng khách thích gà to, đẹp mã hơn nên mình dẫn đến các hộ khác để khách chọn đến khi nào ưng ý mới thôi, bà con bán được hàng, mình cũng mừng” – ông Chung bộc bạch.

 gap lao nong me ga hon... me vo hinh anh 1

Ông Nguyễn Đăng Chung đang chăm sóc các con gà Hồ quý hiếm tại trại của gia đình ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).  Ảnh: Trần Quang

Gà Hồ được coi là giống gà quý hiếm có cân nặng “khủng” nhất trong các dòng gà quý tiến vua. Trọng lượng của gà Hồ có thể đạt tới 6 - 6,5kg. Thịt gà Hồ hồng mà thơm ngon, săn chắc nhưng lại giòn, ngọt và không dai như một số giống gà khác nên được khách hàng rất ưa chuộng. 

 

 

Cái nghiệp “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” cứ thế gắn chặt với ông Chung như hình với bóng, đến độ nhiều người thân, kể cả vợ con ông đến giờ vẫn trêu bảo ông “yêu gà hơn yêu vợ con”. “Mọi người bảo thế cũng phải, vì từ ngày xuất ngũ trở về quê hương nuôi gà, đến năm 1994 được dân làng tiến cử làm Chủ tịch Hội Chăn nuôi gà Hồ đến nay đã hơn 20 năm, thời gian ở nhà ít hơn ở với gà, với Hội, nhiều khi mọi người cũng trách lắm nhưng chả biết sao được, cái nghiệp vận vào rồi không làm cũng không được” – ông Chung nhớ lại.

Ngày mới thành lập, Hội Chăn nuôi gà Hồ chỉ có 9 thành viên, với số gà ít ỏi hơn 100 con. Lo sợ đàn gà tiến vua mất dần, ông Chung lặn lội đến từng nhà vận động tham gia Hội, cùng nhau đoàn kết gây giống, bảo tồn đàn gà. Cũng năm đó (năm 1991), đoàn cán bộ của Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) về khảo sát nhằm phát triển, bảo tồn gà Hồ. Nắm bắt được cơ hội này, ông Chung nhiệt tình tham gia phối hợp và gợi ý cho đoàn tổ chức hội thảo khoa học để tìm ra giải pháp bảo tồn giống gà quý hiếm này.

Mong muốn của ông cuối cùng cũng thành hiện thực, năm 1994, Viện Chăn nuôi phối hợp tỉnh và Hội Chăn nuôi gà Hồ tổ chức hội thảo khoa học về phát triển, bảo tồn đàn gà Hồ. Hội thảo năm đó kết thúc với một kết quả rất tích cực. Giống gà quý này chính thức có danh phận, gà Hồ được công nhận có xuất xứ ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Ngay sau hội thảo, dự án bảo tồn giống gà Hồ được triển khai với nhiều hoạt động thực tiễn ý nghĩa, thu hút được nhiều người nuôi gà Lạc Thổ tham gia. “Sau các lớp tập huấn chăn nuôi, phát triển đàn gà Hồ, Hội đã kết nạp thêm được hơn 20 thành viên, nâng con số thành viên của Hội lên 35 người. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu bước phát triển mới của làng gà, các hội viên đã có ý thức chuyển đổi dần từ chỗ nuôi tự phát, tự cung, tự cấp sang nuôi gà hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ” – Giám đốc HTX chăn nuôi gà Hồ cho hay.

Bền bỉ bảo tồn sản vật tiến vua

 gap lao nong me ga hon... me vo hinh anh 2

Ông Nguyễn Đăng Chung và con gà Hồ quý hiếm tại trại của gia đình.  Ảnh: Trần Quang

Gà Hồ ở làng Lạc Thổ được coi là giống gà quý hiếm bậc nhất trong thiên hạ. Dân gian vẫn đánh giá gà Hồ như một kiệt tác nghệ thuật mà tạo hóa đã ban tặng cho người dân nơi đây. Gà Hồ (gà trống) trưởng thành hội tụ đủ năm phẩm chất của bậc quân tử: Văn, vũ, dũng. Bởi thế mà ngày xưa, người làng Lạc Thổ chọn gà Hồ làm vật phẩm tiến vua, được coi là giống gà có “gia phả” hiển hách.

Ông Chung cho biết: Từ xưa tới nay, người dân làng Lạc Thổ, hay còn gọi là làng Hồ, coi gà Hồ là một loài vật nuôi quý nhất trong gia đình. Do vậy, dân làng Hồ chọn linh vật này làm lễ vật dâng Thành hoàng làng vào ngày hội làng mùng 10.2 (âm lịch) hàng năm. Bao giờ cũng vậy, bên cạnh mâm ngũ quả, người làng Hồ không thể thiếu một con gà tuyệt đẹp để tỏ lòng hiếu lễ đối với tổ tiên vào ngày Tết Nguyên đán. Hình tượng gà Hồ ở tranh Đông Hồ còn được thể hiện sự đại cát, sung túc, thịnh vượng, an lành.

Theo ông Chung, dù là dòng gà quý hiếm có “gia phả” hiểm hách song có thời gian dòng gà tiến vua này phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đó là thời điểm năm 2002 – 2003, “cơn bão” cúm H5N1 càn quét và cướp đi sinh mạng hàng trăm người và giết hàng triệu gia cầm, đã để lại nỗi lo phấp phỏng cho những người chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt, khi đó, chính quyền địa phương còn “ra lệnh” thu gom hết toàn bộ đàn gà Hồ để tiêu hủy khiến cho người nuôi gà Hồ ở Lạc Thổ một phen nháo nhác, bất an.

Lo cho đàn gà quý, lo cho tài sản của các gia đình nuôi gà Hồ, ông Chung cấp tốc lên cầu cứu trung ương, sau nhiều ngày thuyết phục, các lãnh đạo của Viện Chăn nuôi khi đó đã nhận lời, Viện đã gửi công văn về yêu cầu địa phương phối hợp phòng dịch và bảo vệ đàn gà Hồ. “Ngay sau đó, đàn gà Hồ của các hộ được gom đến một nhà trong làng để chăm sóc, tránh bão dịch. Bên cạnh đó, Hội cũng triển khai mạnh công tác phòng dịch, phân công các hội viên chốt chặn các ngả đường vào làng nhằm đảm bảo “ngoại bất xuất nội bất nhập”.

Dấu ấn của ông Chung trong việc bảo tồn, phát triển đàn gà Hồ còn thể hiện rõ nét ở việc vận động bà con mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ - đưa máy ấp nở gia cầm vào phục vụ công tác nhân giống đàn gà Hồ. “Gà Hồ là giống gà quý song giống gà này có hạn chế là chân to nên việc ấp nở rất khó, gà ấp hay làm vỡ trứng, nên việc đưa hàng chục máy ấp vào ấp thay cho gà là một bước tiến mới mang tính đột phá nhằm phát triển nhanh chóng đàn gà cung cấp cho thị trường đang khan hiếm” – ông Chung khẳng định.

Năm 2016 này, việc chăn nuôi và tiêu thụ gà Hồ của người dân Lạc Thổ cũng rất thuận lợi, có nhiều con gà Hồ được khách mua với giá cao từ 1 triệu đồng đến trên 5 triệu đồng/con.

Nói về dự định bảo tồn, phát triển đàn gà Hồ trong tương lai, ông Chung cho rằng: Đến thời điểm này, các hộ nuôi gà Hồ đã được địa phương hỗ trợ khá nhiều, cụ thể về chính sách bảo tồn, tỉnh đã hỗ trợ 500.000 đồng/con gà sinh sản; 75.000 đồng/con gà giống. Hiện, Hội đã đề nghị lên huyện, tỉnh hỗ trợ bà con làng Lạc Thổ xây dựng cơ sở hạ tầng hướng đến hình thành vùng chăn nuôi gà Hồ tập trung. 

Theo Trần Quang/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gà hồ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 57994

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1244800

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65230744