17:29 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia đình Việt và những thách thức trong môi trường toàn cầu hóa

Chủ nhật - 28/06/2015 00:07
Xu thế hội nhập quốc tế với những quan niệm thông thoáng khiến sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình có phần lỏng lẻo hơn. Gia đình Việt đang phải đối mặt với không ít thách thức.

Lỏng lẻo sợi dây gắn kết

Kết cấu gia đình Việt là một thành phần rộng lớn, bao gồm những người cùng huyết thống như cha mẹ, ông bà (thuộc hàng trên) và con cái, cháu chắt (thuộc hàng dưới). Gia đình Việt theo chế độ phụ hệ, người đàn ông đóng vai trò chủ đạo, có trách nhiệm chính trong việc gìn giữ trật tự, nền nếp gia phong. Gia đình là môi trường thu nhỏ nhằm mục đích giáo dục con cái từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành.

Gia đình Việt và những thách thức trong môi trường toàn cầu hóa
Gia đình hạnh phúc. Ảnh minh họa (Nguồn: VNE)

Bởi vậy, các thành viên gia đình Việt gắn kết rất chặt chẽ với nhau bằng sợi dây yêu thương, trách nhiệm, bằng đạo hiếu, mẫu tử tình thâm, anh em như chân tay… Tuy nhiên, những giá trị truyền thống cốt lõi này hiện đang chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, làn sóng hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu chuyện, hình ảnh đi ngược với giá trị đạo đức truyền thống. Câu chuyện về người con đuổi mẹ ra khỏi nhà tại tổ dân phố 2, thị trấn Cẩm Xuyên gần đây đã gây bức xúc trong dư luận. Mẹ già đã 87 tuổi nhưng khi về ở cùng người con trai thứ 2 lại bị đánh đập, chửi bới, đuổi ra khỏi nhà chỉ vì lý do… lâu nay, bà ở với anh con trai đầu nên phai nhạt tình cảm. Rồi những câu chuyện con kiện cha, anh em kiện nhau chỉ vì mảnh đất… Đáng lo ngại hơn, ngày càng xuất hiện nhiều bạn trẻ có lối sống buông thả, lệch lạc.

Câu chuyện về nam học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng gần đây qua lời kể của cậu bạn cùng lớp khiến chúng ta không khỏi xót xa. N.P vốn hiền lành nhưng do ham chơi, không may gặp phải bạn xấu nên bị rủ rê “đập đá” (dùng ma túy đá). Để có tiền, em “mượn” xe đạp điện của các bạn mang ra tiệm cầm đồ “cắm” rồi để lại lời nhắn: “Mi đến tìm bố mẹ tau, bảo ông bà ấy chuộc cho”. Điều kiện kinh tế của gia đình N.P khá giả, vậy nhưng, khi đến gặp, khác với hình dung về vẻ mặt lo lắng, đau khổ, bố mẹ N.P lại trả lời với khuôn mặt dửng dưng: “Cháu báo công an mà bắt nó cho nhanh”…

Gia đình - nguồn sức mạnh vĩnh cửu

Trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “Con trẻ là cái mầm, cái bóng của dân tộc, con trẻ được gia đình nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập” (Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật, tập V, trang 251, 252).

Gia đình Việt và những thách thức trong môi trường toàn cầu hóa
Niềm vui ngày hái bắp. Ảnh: Đậu Bình

Đi sâu vào giá trị cốt lõi của gia đình Việt, chúng ta càng thấm thía những lời căn dặn của Bác. Gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với xã hội thông qua các chức năng của nó, bao gồm duy trì nòi giống, kinh tế và giáo dục. Đặc biệt, chức năng giáo dục của gia đình có vai trò lớn trong việc hình thành tính cách của mỗi cá nhân. Bắt đầu từ khi con cái còn là trẻ thơ, gia đình có nhiệm vụ giáo dục trẻ những nội dung cơ bản về cách ứng xử giữa con người với con người. Tới tuổi đến trường, gia đình sẽ định hướng mục đích, nghề nghiệp tương lai cho con cái. Thông qua chức năng giáo dục, gia đình không chỉ góp phần duy trì sự “trưởng thành” của xã hội mà còn tăng cường lực lượng quyết định sự tiến bộ của xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, gia đình Việt đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do nhiều tác động bên ngoài và sự hội nhập với các nước, vấn đề lề lối, nếp sống, nếp nghĩ, gia phong, gia lễ của từng gia đình bị chi phối bởi nhân tố kinh tế, văn hóa vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng sống, công danh, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí… Từ đây, đã sinh ra mâu thuẫn giữa các thành viên, các thế hệ trong một gia đình thể hiện công khai hơn, dễ nhận thấy hơn. Nếu như trước đây, phương thức chính giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là đi tới kết cục thắng bại, mà phần thắng thuộc bề trên thì ngày nay, phương thức giải quyết áp đặt, nhất là bằng bạo lực thường xuyên xảy ra hơn, đôi khi phải nhờ đến pháp luật. Việc xây dựng gia đình gia phong, gia lễ nên bắt đầu bằng chính rường cột gia đình, đó là bậc làm cha, làm mẹ nhưng hiện nay họ đang phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục con cái. Đây là gánh nặng không nhỏ đối với xã hội, là nguyên nhân tạo ra cảnh gia đình ly tán, vợ chồng ly hôn, con cái bị đẩy vào đời sớm… Mặt khác, trước sự du nhập các tệ nạn xã hội, văn hóa độc hại đã làm tổn thương đến các giá trị đạo lý dân tộc, những giá trị nhân văn truyền thống trong gia đình người Việt có cấu trúc hệ thống: nhà, làng, nước (tục nhà, lệ làng, phép nước) có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, xuyên tạc những ý niệm đúng đắn về nhân quyền; phá vỡ “thành lũy” ngăn chặn những tệ nạn xã hội và lối sống trụy lạc…

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc sẽ xây dựng một xã hội tốt và ngược lại là tác nhân gây nên sự suy đồi, mất trật tự, làm đảo lộn đời sống xã hội. Để phát huy giá trị gia đình, đòi hỏi phải giáo dục nếp sống cho mỗi thành viên; biết khai thác, phát huy những giá trị tiềm ẩn trong đạo lý thuộc cấu trúc gia đình, làng, nước… Đặc biệt, yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng con người mới hiện nay càng đòi hỏi cao về việc phát huy những giá trị cốt lõi từ gia đình. Trước hết là nếp sống gia đình, dạy con cháu phải lễ phép, luôn kính trên, nhường dưới, chú trọng đến tình thương yêu đồng loại, lẽ phải, sự hòa thuận, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau; biết “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Đó chính là những giá trị về đạo đức làm người, lối sống, cách sống được chắt lọc từ truyền thống và tiếp nhận những giá trị mới; ra sức học tập, nâng cao năng lực nhận thức và trí tuệ của con người Việt Nam; phải biết lấy giá trị gia đình làm giá trị trung tâm trong mọi giá trị của đời sống văn hóa - xã hội. Đó chính là chìa khóa vạn năng cho quá trình hội nhập, phát triển.

Theo Biện Nhung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 50

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1144933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60153256