01:45 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải cứu đàn lợn: Sẽ trình Chính phủ 5 giải pháp khẩn cấp

Thứ năm - 13/04/2017 05:55
Khoanh nợ cho doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi lợn, hạ giá thành thức ăn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại… là những giải pháp khẩn cấp mà Cục Chăn nuôi đang soạn thảo để trình Bộ NNPTNT trong vài ngày tới nhằm giải cứu ngành chăn nuôi lợn.

Sản lượng thịt còn tăng

Theo báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi, chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Hiện tại, giá thịt lợn đang dao động ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg, do đó phần lớn người chăn nuôi chưa dám tăng đàn vào thời điểm này. Mặt khác, tuy bị thua lỗ, nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ bị thua lỗ mới giảm đàn.

 giai cuu dan lon: se trinh chinh phu 5 giai phap khan cap hinh anh 1

Một trại nuôi lợn quy mô lớn tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.  Ảnh: T.L

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016. “Nếu năng suất nái tiếp tục được nâng lên, sản lượng thịt lợn tới đây sẽ là con số khổng lồ. Chúng ta không điều tiết được tốc độ tăng đàn, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, đầu tiên là dư thừa. Trong lúc thị trường xuất khẩu (XK) chưa có bao nhiêu thì sự dư thừa ngày càng cao. Thị trường trong nước tiêu thụ cũng đã đến ngưỡng, vậy nếu không xuất chuồng được thì người nuôi lại mất thêm chi phí nuôi, nếu xuất chuồng ngay, giá sẽ thấp, tính kiểu gì thì người nuôi cũng thua thiệt”- ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm: “Bộ NNPTNT đã khuyến cáo địa phương không tăng đàn bằng mọi giá bởi chúng ta đã vượt qua khả năng dung nạp của thị trường trong nước. Còn chuyện XK đang là điều hướng tới, chưa mang tính thực tế. Thời gian qua, các địa phương đã tăng đàn lợn quá nhanh, chúng tôi đã khuyến cáo trước nhưng người nuôi không nghe và giờ  cung đã thừa cầu và giá sụt giảm rất thấp. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng đàn trên 35%, còn đàn lợn cả nước tăng lên trên 4%. Tuy nhiên, trên thực tế tăng hơn nhiều. Sức sản xuất đang rất khủng khiếp, chúng ta phải nhìn thấy điều đó để quy hoạch hợp lý”.

Khâu chế biến đang rất yếu cũng là nguyên nhân khiến thịt lợn hơi dư thừa. Ông Dương phân tích: “Nếu chúng ta chỉ ăn rang với luộc thì làm sao ăn hết 4-5 triệu tấn thịt lợn. Chúng ta sản xuất nhiều thì cần chế biến sâu thành các sản phẩm xúc xích, giăm bông, thịt muối. Thịt đùi lợn muối của Tây Ban Nha bán 1 triệu đồng/kg, còn thịt lợn của ta có giá 200.000 đồng/kg suốt ngày luộc với rang thì sao ăn mãi và nhiều được”.

Giải cứu khẩn cấp

Chiều 10.4, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Cục Chăn nuôi đang soạn thảo văn bản đề xuất Bộ NNPTNT triển khai khẩn cấp những giải pháp để giải cứu các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi lợn. Có những giải pháp cần Bộ NNPTNT trình Chính phủ để Chính phủ vào cuộc”.

 giai cuu dan lon: se trinh chinh phu 5 giai phap khan cap hinh anh 2

Nông dân nuôi lợn trên địa bàn Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăn vì giá lợn giảm sâu, khó tiêu thụ. Ảnh: T.Đ

Theo chia sẻ của ông Trọng: Thứ nhất, Cục Chăn nuôi sẽ đề xuất Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương rà soát lại tổng thể đàn lợn hiện có, đồng thời đề nghị các địa phương phản ánh thực tế việc vận dụng các chính sách, các văn bản liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn mà Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành xem các địa phương thực hiện đến đâu, có khó khăn gì.

Thứ hai, Cục Chăn nuôi đề xuất về vấn đề tín dụng, cần xem xét, tính toán để khoanh nợ cho doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi lợn, đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Lợn không bán được, vẫn phải bỏ chi phí để duy trì nuôi, nếu không khoanh nợ thì các doanh nghiệp, các hộ nuôi sẽ không tồn tại được.

Thứ ba, Cục Chăn nuôi đề xuất Bộ NNPTNT cho xây dựng dự án dự trữ chăn nuôi lợn (trong đó có dự trữ sản phẩm, dự trữ con giống) để giữ ổn định về giá theo kiểu bình ổn giá, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm như hiện nay. Lý giải về đề xuất này, ông Trọng cho hay: “Hiện nay có rất nhiều sản phẩm nông sản được dự trữ như lúa gạo, muối… trong khi đó mặt hàng chăn nuôi như lợn thì chưa được dự trữ, vì vậy Cục Chăn nuôi đề xuất Bộ NNPTNT cho phép Cục Chăn nuôi xây dựng đề án dự trữ chăn nuôi lợn”. Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cũng sẽ gửi văn bản tới các cơ sở chế biến để có phương án dự trữ đông lạnh sản phẩm lợn hơi của các hộ chăn nuôi. “Phương án này cũng rất khó thực hiện, nhưng khó cũng phải làm để tháo gỡ cho các hộ chăn nuôi”-ông  Trọng cho biết.

Thứ tư, Cục Chăn nuôi đề xuất Bộ NNPTNT gửi văn bản đề nghị các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tính toán hạ giá. Ông Trọng cho biết: “Hiện nay giá lợn thì giảm mạnh nhưng giá thức ăn thì vẫn duy trì ở mức cao, không hề giảm. Về vấn đề này Bộ NNPTNT cần đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có các biện pháp kiểm soát giá thức ăn, nhất định phải có phương án kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, không thể để giá cao như thế  được”.

Thứ năm, cần đẩy mạnh hơn nữa xúc tiến thương mại với Trung Quốc để sớm xuất khẩu thịt lợn qua nước này theo đường chính ngạch.

 

“Để giải quyết vấn đề tiêu thụ thịt lợn hơi, cuối tháng 3 qua Bộ NNPTNT đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại với Trung Quốc nhằm tiến tới xuất khẩu thịt lợn hơi qua đường chính ngạch. Bộ NNPTNT đã có đoàn công tác sang Trung Quốc đàm phán xúc tiến thương mại do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn. Hai bên đã thống nhất xúc tiến đi đến ký kết về XK các mặt hàng chính thống trong đó ưu tiên mặt hàng thịt lợn.

Theo Đình Thắng/danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 22868

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329173

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71556488