05:01 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững

Thứ hai - 06/08/2018 20:25
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất chăn nuôi đạt nhiều kết quả khả quan do dịch bệnh được kiểm soát, giá bán ổn định, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu, nhờ vậy người chăn nuôi bắt đầu có lãi.
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Ảnh: ANH NHẬT

Tăng lượng và chất

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6-2018, đàn bò ước có 5,58 triệu con, tăng 2,2%; đàn gia cầm khoảng 378 triệu con, tăng 5,2%... So với sáu tháng đầu năm 2017, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 3,27 triệu tấn, tăng 3,49%; sữa đạt 470 nghìn tấn, tăng 8,2%; trứng đạt 6,27 tỷ quả, tăng 11,3%. Có được những tín hiệu vui này là do từ đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan đã tiếp tục chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi (nhất là trong chuỗi sản xuất lợn, gà xuất khẩu) với sự tham gia của các doanh nghiệp (DN) lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số sản phẩm chăn nuôi (SPCN) bước đầu đã xuất khẩu được sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như Công ty TNHH Koyu - Unitek (Đồng Nai), chuyên xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt gà sang Nhật Bản, tính từ lô đầu tiên xuất khẩu vào tháng 8-2017 đến hết tháng 5-2018, lượng thịt gà xuất khẩu sang “đất nước mặt trời mọc” đạt hơn 638 tấn. Sắp tới, công ty sẽ đầu tư lắp đặt thêm nhà máy sản xuất để nâng công suất lên hơn 1.000 tấn/tháng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết cũng đang xây dựng nhà máy hiện đại tại Bình Phước để phục vụ xuất khẩu các sản phẩm thịt gà sang “xứ sở hoa anh đào”. Không chỉ có vậy, công tác quản lý chất lượng đàn giống, thức ăn, phụ gia bổ sung... và SPCN đã tiếp cận được công nghệ tiên tiến của thế giới, nhất là trong nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, bảo đảm cạnh tranh quốc tế cả về năng lực sản xuất, chất lượng và công nghệ.

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng, ngành chăn nuôi đã đề ra một số chỉ tiêu chính cho năm 2018 cần đạt giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 3,5 đến 4% so với năm 2017. Tổng sản lượng thịt hơi các loại tăng 2,8%, trong đó sản lượng thịt lợn hơi tăng 1%, sản lượng thịt gia cầm tăng 5,3%; sản lượng trứng các loại tăng 9%, sản lượng sữa tăng 11,9% so với năm trước.

Muốn đạt mục tiêu đề ra, từ nay đến cuối năm, ngành chăn nuôi tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát; tăng tỷ lệ gia súc được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp. Các địa phương phối hợp với một số DN và các cơ sở sản xuất giống thống nhất và triển khai những giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu con giống cho sản xuất, nhất là giống lợn; kiểm soát giá giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, SPCN, hỗ trợ người dân tái đàn gia súc, gia cầm. Cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển giống chất lượng cao; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái. Nghiên cứu kỹ cung - cầu thị trường thịt lợn trong nước và các nước láng giềng; chỉ đạo sát phương án sản xuất, kinh doanh, nhất là việc đầu tư tăng đàn, bảo đảm đủ nguồn cung sản phẩm cho cuối năm. Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu các SPCN, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường mới. Đẩy mạnh xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản và Hà Lan; đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn, trứng, sữa chính ngạch và ổn định hơn. Cần tổ chức lại sản xuất nông sản theo chuỗi và gắn với thị trường, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Các DN đầu chuỗi sẽ tiếp cận với thị trường chế biến xuất khẩu. Việc sản xuất sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký với các nhà nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng ế thừa sản phẩm chăn nuôi.


Tác giả bài viết: ANH PHƯỜNG

Nguồn tin: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 777


Hôm nayHôm nay : 114450

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 653748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73700719