06:53 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp phát triển nông nghiệp theo chuỗi

Thứ sáu - 07/06/2019 09:52
Sáng 7/6, tại TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) tổ chức hội thảo giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp theo chuỗi, gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản.
Nông dân dùng điện thoại truy xuất nguồn gốc nông sản trưng bày tại hội thảo

PGS.TS Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch VFAEA, đã nêu lên cách thành tựu của ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL, hàng năm đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gao xuất khẩu. Kết quả đó là nhờ nông dân tiếp cận và ứng dụng KHKT vào sản xuất, liên kết “4 nhà”, xây dựng cánh đồng lớn…

Đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế trong cơ chế, chính sách, những yếu kém nội tại trong quá trình thực hiện mối liên kết “4 nhà” nên hiệu quả chưa như mong muốn.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, trong bối cảnh hiện nay, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là yêu cầu tất yếu, góp phần nâng cao giá trị và là hướng đi bền vững.

Lý giải vì sao phải sản xuất theo chuỗi và phải truy xuất nguồn gốc, TS. Trần Quốc Nhân, Khoa Nông nghiệp Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, khẳng định trước hết là do yêu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Nếu hàng hóa không đồng nhất, không đủ số lượng lớn và không truy xuất được nguồn gốc thì các nước nhập khẩu sẽ từ chối, không mua.

Hơn nữa, việc sản xuất theo hợp đồng còn giúp nông dân tiếp cận được kỹ thuật, được nguồn vốn, còn doanh nghiệp thì phát triển được vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Còn theo PGS.TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh, sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, từ giống, quy trình canh tác đến thời tiết, khí hậu… Do đó, mặt hàng nông sản rất khó đồng nhất, chất lượng sẽ khác nhau nếu sản xuất ở những nơi khác nhau. Nên người tiêu dùng cần truy xuất được nguồn gốc để biết rõ món hàng mình sẽ mua, sẽ ăn.

Tuy nhiên, truy xuất nguồn gốc không thể làm cho từng hộ, mà chỉ có thể làm  cho một vùng sản xuất. Vì vậy, nông dân cần phải thay đổi quy trình sản xuất, liên kết sản xuất, làm theo chuỗi…

Đ.T.CHÁNH
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 42403

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73578074