08:39 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp quản lý chất lượng tôm giống

Chủ nhật - 07/04/2019 10:49
Ngày 5/4, tỉnh Long An đã tổng kết công tác quản lý tôm nước lợ 2018 và triển khai kế hoạch 2019. Tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2018 của Long An tương đối thuận lợi. Năm nay tôm nước lợ “được mùa”, tuy giá tôm thương phẩm tuy thấp hơn so với năm trước, nhưng ít dịch bệnh nên người nuôi vẫn có lãi.

Có thể nói ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ tỉnh Long An đã có những bước tiến rõ rệt sau khi triển khai chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm tạo bước đột phá phát triển đến năm 2020 của tỉnh. Giờ đây Long An có tôm quanh năm và cung cấp hơn 13.992 tấn tôm nước lợ cho thị trường (tôm sú 1.160 tấn; tôm thẻ chân trắng 12.83,98 tấn).

Toàn cảnh hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản (CCCNTYTS) tỉnh Long An cho biết, ngành đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức 8 hội thảo chuyên đề “Giải pháp nuôi tôm an toàn – bền vững”, đã tổ chức tập huấn và chuyển giao KH-KT thông qua các mô hình trình diễn “nuôi tôm 2 giai đoạn”, mô hình ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thẻ chân trắng. Giúp nông dân nuôi trồng đạt hiệu quả cao. Ví như hộ ông Nguyễn Văn Năm, ấp Hòa Quới, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước lãi 300 triệu đồng/3000m2 nuôi…

[clip] Bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN-PTNT yêu cầu phối hợp thông tin kịp thời để chăn đứng các nhân viên tiếp thị bán tôm giống kém chất lượng

Không chỉ triển khai tập huấn kỹ thuật, ngành còn thường xuyên tổ chức giám sát dịch bệnh nước bể ương giống, tổ chức phòng chống dịch bệnh tôm, hỗ trợ con giống tái sản xuất, hỗ trợ hóa chất khi xảy ra dịch bệnh, hỗ trợ xây dựng ao lắng… Thế nhưng, năm qua toàn tỉnh vẫn có đến  hơn 748 ha tôm bị thiệt hại (49,4 ha tôm sú và 698,8 ha tôm thẻ chân trắng). Nguyên nhân do bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy. Ngoài lý do biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường nước suy giảm, người muôi mua phải thuốc thú y giả, kém chất lượng thì vấn đề tôm giống nhập không trình trạm kiểm dịch, công tác quản lý  chất lượng tôm giống chưa hiệu quả khiến các hộ nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp gặp nhiều rủi ro.

 

Năm 2018, Chi cục triển khai 3 điểm kiểm dịch tôm giống xuất nhập tỉnh tại vùng nuôi tôm tập trung của huyện Cần Đước, Cần Giuộc và CCCNTYTS. Tổng lượng tôm giống kiểm dịch 1.890.000 con đáp ứng 81% yêu cầu thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, tôm giống tỉnh Long An xuất đi chủ yếu tỉnh bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, TP.HCM, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau.

Số lượng giống kiểm dịch 243.580.580 con (sú 78.900.000 con, thẻ 164.680.000 con); Tôm giống Long An nhập chủ yếu từ tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, BR-VT, Khánh Hòa, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng. Số lượng  tôm giống kiểm dịch 1.646.420.000 con (sú 47.992.000 con, thẻ 1.598.428.000 con). Trong năm qua, tổng diện tích tôm bị thiệt hại toàn tỉnh là 748,2ha (sú 49,4ha; thẻ 698,8ha) chiếm 10.6% diện tích thả nuôi. Bệnh dịch gây ra chủ yếu là đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính.

Ông Nguyễn Hồng Chương, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cần Đước chia sẻ, khó khăn nhất nuôi trồng thủy sản nước lợ của Long An là tôm giống. Long An chưa chủ động nguồn tôm giống, phải nhập từ các tỉnh miền Trung về. Tỉnh tổ chức đoàn của tỉnh ra miền Trung ký hợp đồng trực tiếp nhưng tôm giống trên đường đi cũng có rất nhiều vấn đề khiến con giống thay đổi chất lượng.

Ông Ngô Bảo Quốc, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cần Giuộc cho biết, người dân chưa an tâm về chất lượng con giống. Cần có chế độ kiểm tra, đánh giá  việc quản lý chất lượng tôm qua nhân viên tiếp thị của một số công ty giống. Nhiều hộ dân ham rẻ từ đội ngũ này, giao dịch không qua khai báo kiểm dịch, vì vậy khi bệnh dịch xảy ra không khai báo, gây khó khăn cho công tác chống dịch.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó GĐ Sở NN-PTNT Long An nhấn mạnh, thực trạng nuôi tôm của tỉnh năm 2018 được mùa nhưng hiệu quả chưa cao. Khó khăn nhất trong công tác quản lý tôm nước lợ hiện nay là kiểm dịch con giống. Long An đã ký kết với các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận… nhằm  phối hợp công tác kiểm tra chất lượng tôm giống tại gốc, nhưng quá trình vận chuyển vẫn có vấn đề.

"Cần phải tìm ra giải pháp quản lý vận chuyển tôm giống đảm bảo chất lượng. Việc bán giống cần ưu tiên cho các THT, HTX trên địa bàn. Việc kiểm tra giám sát cơ sở cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cấp tỉnh và huyện,… Ngoài ra, cần nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất chăn nuôi thủy sản Cần Giuộc để đưa ngành nuôi trồng thủy sản Long An phát triển bền vững hơn", bà Khanh nói.

theo PHƯƠNG CHI/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tôm nước

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 322


Hôm nayHôm nay : 44060

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103320

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72786029