11:53 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giám đốc học hết lớp 9 có biệt tài "đỡ đẻ" những con tàu cá "khủng"

Thứ tư - 23/08/2017 11:04
Từng là ngư dân giỏi. Từng lênh đênh trên con tàu nhỏ suốt 10 ngày vượt biên sang tận Hongkong (Trung Quốc) sống 3 năm. Nhưng, tình yêu quê nhà đã đưa ông Thụ hồi hương và trở thành Giám đốc Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt.

Mới học hết lớp 9 vẫn mở xưởng đóng tàu

Ở đất miền Trung, không ai không biết danh tiếng của ông Võ Văn Thụ. Ở tuổi 50, ông Thụ là Giám đốc Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị). Khác với nhiều vị giám đốc có bề ngoài đạo mạo, ông Thụ có gương mặt rám nắng, thường mặc đồng phục, xắn tay áo say mê làm việc với công nhân ở công trường. Ông cũng vừa vinh dự được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017.

Là con thứ 4 trong gia đình nghèo 8 chị em, gắng đến lớp 9, ông Thụ nghỉ học rồi trở thành ngư dân có tiếng. Năm 1986, ông Thụ tham gia quân ngũ, đi tàu hậu cần vận tải đến đảo Cồn Cỏ. Đến năm 1989, ông Thụ xuất ngũ rồi lập gia đình.

 giam doc hoc het lop 9 co biet tai 'do de' nhung con tau ca 'khung' hinh anh 1

 Tàu vỏ thép của ngư dân Đoạn Văn Dũng (thị trấn Cửa Việt) được ông Võ Văn Thụ đóng đảm bảo chất lượng, ra khơi hiệu quả. ảnh: Ngọc Vũ

Một năm sau, thấy người dân trong vùng có phong trào vượt biên sang Hongkong, vợ chồng ông Thụ cùng 7 người khác ở địa phương cũng mạo hiểm lên tàu cá nhỏ lênh đênh giữa biển hơn 10 ngày mới tới nơi. “Thời đó còn trẻ dại, thấy người ta bảo vượt biên tìm kế làm ăn thì đi theo chứ biết gì đâu, may mà còn sống” – ông Thụ nhớ lại.

Năm 1991, ông Thụ có đứa con đầu lòng. Suốt 3 năm, gia đình ông Thụ sống trong trại tị nạn ở Hongkong cùng hàng ngàn người khác. Rồi ông quyết định trở về quê hương khi cơ chế chính sách nhà nước mở cửa, nhiều ngư dân đã vay vốn đóng tàu sắm ngư lưới cụ để đánh bắt hải sản, thu nhập cao. Gia đình ông Thụ cũng được vay vốn ưu đãi đối với những người hồi hương và sắm 1 con tàu đánh cá vươn khơi bám biển.

Để tiện lợi, năm 1993, ông Thụ mua máy tời, làm đà kéo tàu lên bãi đất trống gần nhà để sửa chữa tàu của mình. Ngờ đâu, thấy hay nên ngư dân trong vùng đến nhờ, ông vui vẻ nhận lời.

Ngư dân đóng tàu ngày càng nhiều, sửa chữa, bảo dưỡng tàu chắn chắn là nghề bền vững trong tương lai. Nghĩ vậy, ông Thụ đem chuyện bàn bạc với gia đình tìm hướng đi. Do ông chỉ học hết lớp 9, trình độ kỹ thuật, kỹ năng còn hạn chế nên khi nghe ông Thụ đưa ý tưởng mở nghề sửa chữa tàu thuyền, mọi người tỏ ra ái ngại. Thế nhưng, ông Thụ đã hạ quyết tâm. Năm 1994, với vốn tự có và vay mượn tổng cộng được 170 triệu đồng, ông Thụ mua sắm máy móc hành nghề sửa chữa tàu thuyền bán thời gian.

Rời biển lên bờ thành “giám đốc nông dân”

"Ông Thụ là một nông dân tuyệt vời, được các cấp địa phương trao tặng nhiều bằng khen. Tỉnh sẽ tạo điều kiện nhiều hơn để Công ty Đóng tàu Cửa Việt ngày càng phát triển”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng

Thấy công việc ổn định, năm 1997, ông Thụ nghỉ hẳn việc đi biển, thuê thợ giỏi về làm cùng mình rồi thành lập HTX Việt Long sửa chữa tàu thuyền. Năm 1999, Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, ông Thụ được vay 650 triệu đồng nên cùng anh rể thành lập Công ty Sửa chữa tàu thuyền Gio Việt. Với dáng vẻ mộc mạc, dễ gần, ông Thụ được bà con gọi thân thiết là “giám đốc nông dân”.

Thời điểm đó, nhiều tàu cá của các tỉnh lân cận đã đến sửa chữa tại chỗ ông, có khi cùng lúc cho lên đà 10-15 chiếc tàu gỗ, tàu sắt lớn nhỏ. Công việc ngày càng phát triển, những con tàu xa bờ được đóng mới của ngư dân nối tiếp vươn khơi từ công ty ông Thụ. Năm 2005, ông Thụ quyết định đặt tên Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt tồn tại đến bây giờ.

Có trong tay đội ngũ 60 công nhân và hàng chục kỹ sư, máy móc hiện đại nên mỗi năm ông “giám đốc nông dân” này nhận sửa chữa, đóng mới rất nhiều tàu cá xa bờ, tàu hàng lên tới cả ngàn tấn. Từ khi Nghị định 67 của Chính phủ được triển khai, ông Thụ đã đóng mới 23 tàu (8 vỏ thép, 15 vỏ gỗ) vươn khơi Hoàng Sa, Trường Sa phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cùng với kinh nghiệm đi biển, ông Thụ học hỏi thêm kỹ thuật đóng tàu hiện đại để “đỡ đẻ” nhiều tàu cá từ 800-1.100 CV. “Mỗi địa phương có đặc thù vùng biển và khai thác riêng nên mẫu của tàu cũng không nên áp đặt mà phải linh hoạt. Phải sản xuất những con tàu như chiếc xe bán tải trên bộ, có thể vượt mọi địa hình, chịu được sóng to gió lớn mới giúp ngư dân làm ăn hiệu quả” – ông Thụ tâm sự.

Đầu năm 2016, tàu vỏ thép của ngư dân Đoạn Văn Dũng (khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) trị giá gần 14 tỷ đồng từ vốn vay Ngân hàng BIDV Quảng Trị được Công ty Đóng tàu Cửa Việt hạ thủy đến nay hoạt động ổn định, làm ăn có lãi. “Không những đóng tàu tốt, anh Thụ còn tư vấn cho tôi và các chủ tàu khác cách sử dụng, vận hành tàu hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu” – anh Dũng nói. /.

Tác giả bài viết: Ngọc Vũ

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 50330

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 539030

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73586001