02:59 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giàu nhanh nhờ rau, hoa công nghệ cao

Thứ năm - 08/09/2016 11:20
Những năm gần đây, các mô hình trồng rau, hoa theo phương thức công nghệ cao (CNC) được nông dân trong tỉnh Lâm Đồng ra sức nhân rộng.
Những năm gần đây, các mô hình trồng rau, hoa theo phương thức công nghệ cao (CNC) được nông dân trong tỉnh Lâm Đồng ra sức nhân rộng. 
 
Các mô hình trồng rau, hoa ứng dụng CNC được nông dân Lâm Đồng nhân rộng

Hiện ngoài TP Đà Lạt, các địa phương khác như Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương đang phát triển mạnh phong trào này…

 

Thay đổi

Từ một huyện gần như độc canh cây cà phê, những năm gần đây huyện Lâm Hà đã có nhiều chính sách để khuyến khích nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng, trong đó phát triển rau, hoa theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, từng bước giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Anh Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Đông Anh 4, thị trấn Nam Ban, là một trong những hộ đầu tiên trồng hoa theo hướng CNC. Anh Hoàng cho biết: Gia đình có hơn 1ha đất trồng cà phê, tuy nhiên vườn cây đã già cỗi, năng suất không cao, nguồn thu nhập không ổn định vì giá cả năm được, năm mất.

Từ năm 2011, anh quyết định chuyển 2.000m2 đất trồng cà phê sang trồng hoa cẩm chướng trong nhà kính, nhờ áp dụng KHKT trong sản xuất, mà hoa của gia đình sinh trưởng phát triển khá tốt và đạt chất lượng không thua gì hoa được trồng ở Đà Lạt.

Thu nhập của gia đình ổn định hơn, mỗi tháng từ vườn hoa đồng tiền, anh thu 15 - 20 triệu đồng (đã trừ chi phí đầu tư và công lao động), do đó năm 2014, anh tiếp tục mở rộng thêm 1.000m2 để trồng hoa.

Tương tự, nhờ mạnh dạn chuyển đổi 4 sào cà phê năng suất thấp sang trồng hoa CNC, gia đình anh Trần Thái Bảo tại xã Nam Hà (Lâm Hà) thu lãi hàng năm trên 300 triệu đồng.

Anh Bảo cho hay: Gia đình có tổng diện tích 2ha đất trồng độc canh cây cà phê, một năm thu về chừng 6 tấn cà phê nhân, trừ hết chi phí cũng chỉ có lời trên 100 triệu đồng. Nhận thấy, việc canh tác cà phê vô cùng vất vả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, năm 2012 anh Bảo quyết tâm chuyển đổi 4 sào cà phê năng suất thấp sang trồng hoa cẩm chướng trong nhà kính.

Do được trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn phát triển tốt, bông hoa to và màu sắc đẹp mắt. Bên cạnh đó, đầu ra cho loại hoa này rất ổn định, trung bình một bông hoa có giá từ 1.500 đến 2.000 đồng (tùy thời điểm).

Hiện tại, 10 hộ dân ở Nam Hà đã thành lập HTX rau, hoa CNC Nam Hà, cùng nhau liên kết sản xuất, tìm kiếm đầu ra, trao đổi kinh nghiệm cũng như các kỹ thuật trồng hoa CNC.

Tại huyện Lạc Dương, dưới chân núi Lang Biang, ngày càng xuất hiện nhiều nhà kính trồng rau, hoa CNC của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đang thu hoạch những đóa hoa hồng theo đơn đặt hàng, anh Păng Ting Sin (dân tộc Cơ Ho), cho hay: Mảnh vườn rộng hơn 5.000m2 này trước đây anh trồng lúa nước của cha mẹ để lại, cũng chỉ đủ ăn. Thấy bà con trong vùng chuyển đổi sang trồng hoa trong nhà kính, anh Sin mạnh dạn vay vốn để làm.

Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp địa phương, mô hình trồng hoa của anh Sin được đầu tư rất bài bản. Tất cả quy trình sản xuất hoa đều khép kín, có hệ thống tưới nước và tưới phân tự động. Giờ đây, vườn hoa hồng của Păng Ting Sin đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mô hình trở thành địa chỉ cho các hộ đồng bào dân tộc tại địa phương học hỏi.

 

Chọn khâu đột phá

Với ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số xã (như Mê Linh, thị trấn Nam Ban, xã Đông Thanh, Nam Hà giáp ranh với Đà Lạt), bắt đầu từ năm 2010, Phòng Nông nghiệp huyện Lâm Hà xây dựng 3 mô hình trồng hoa với diện tích 1,5 ha nhà kính cùng với 6ha nhà lưới tại thị trấn Nam Ban.

12-41-25_2

12-41-25_2

 

Qua từng năm, diện tích không ngừng được mở rộng, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Đến nay toàn huyện đã có 150ha sản xuất rau, hoa theo hướng CNC.

Ông Trương Quốc Khánh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lâm Hà cho biết: Từ năm 2010 trở lại đây, mô hình rau, hoa CNC trên địa bàn huyện đã khẳng định được hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư về vốn, kỹ thuật để phát triển thêm các diện tích rau, hoa.

Đơn cử như tại Nam Hà, từ 3 hộ với hơn 1ha rau, hoa năm 2009, đến năm 2015, toàn xã có gần 30 hộ tham gia sản xuất với trên 30ha rau hoa sản xuất theo hướng CNC, trong đó có 4ha trồng hoa trong nhà kính.

Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu hiện nay ở Lâm Hà rất thích hợp để phát triển các loại rau, hoa nói trên. Mỗi hecta cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cao hơn rất nhiều lần so với trồng cà phê hoặc một số cây công nghiệp khác. Mục tiêu phấn đấu của huyện đặt ra, đến năm 2020, mở rộng diện tích nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, hoa CNC đạt 300ha”.

Từ lâu, tỉnh Lâm Đồng đã xác định, phát triển NNCNC là một trong những khâu đột phá, nhằm phát huy lợi thế các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Hơn mười năm thực hiện, hiện diện tích nông nghiệp ứng dụng CNC tại tỉnh Lâm Đồng đạt hơn 43 nghìn ha, chiếm gần 16% diện tích đất nông nghiệp, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 145 triệu đồng/ha/năm.

Riêng diện tích sản xuất NNCNC cho doanh thu bình quân đạt gấp hơn hai lần, trong đó, nhiều diện tích cây trồng ứng dụng CNC đạt từ 500 triệu đồng đến ba tỷ đồng/ha/năm.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 50ha tại Lâm Đồng, với sản lượng đạt 500 tấn/năm; 50 cơ sở nuôi cấy mô thực vật, sản xuất hơn 30 triệu cây giống gốc invitro, hơn 200 vườn ươm sản xuất khoảng hai tỷ cây giống thương phẩm để phục vụ sản xuất; 36 doanh nghiệp, tổ chức (phối hợp với 15.300 hộ gia đình) và 83 cơ sở, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP, VietGAP, Organic, 4C… với diện tích sản xuất hơn 40 nghìn ha.

Hiện, tỉnh Lâm Đồng có 16 nhãn hiệu, chủ yếu là nông sản đã được đăng ký bảo hộ. Trong đó, thương hiệu Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’Lao, Cà-phê Di Linh… bước đầu phát huy hiệu quả và xây dựng được uy tín trên thị trường. Các sản phẩm NNCNC Lâm Đồng gắn các chứng nhận chỉ dẫn địa lý, được phân phối trong hệ thống các siêu thị có uy tín trong nước như Coop Mart, BigC, Metro, đồng thời bước ra thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Thời gian qua, Lâm Đồng đã tổ chức thực hiện 39 đề tài nghiên cứu phục vụ NNCNC, xây dựng và phê duyệt 5 đề án quy hoạch về vùng sản xuất rau, chè tập trung; nuôi cá nước lạnh, sản xuất cà phê, lúa; hoa, cây đặc sản và dự án khu công nghệ sinh học, NNCNC Đà Lạt. 

Đặc biệt, Lâm Đồng đang phối hợp với tổ chức JICA thực hiện Dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp. Đây là cơ hội để ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng tiếp tục “cất cánh” trong giai đoạn mới.

THANH SA
Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 26806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 939017

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73985988