02:41 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân Campuchia phát triển cây điều

Thứ sáu - 15/12/2017 03:18
Nhằm giúp nông dân Campuchia gia tăng thu nhập từ cây điều, đồng thời tạo sự chủ động trong việc cung ứng điều thô cho doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã hợp tác với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia xây dựng vùng nguyên liệu kỳ vọng lên tới 1 triệu tấn điều trong 10 năm tới tại đất nước chùa tháp xinh đẹp…

Cầu nối hữu nghị

Cuối tháng 11/2017, lần đầu tiên đoàn doanh nghiệp ngành điều Việt Nam do ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Vinacas dẫn đầu, đã đến đất nước chùa tháp để tìm hiểu về cơ hội hợp tác phát triển cây điều. Tại đây, đoàn đã được lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đón tiếp vô cùng nồng hậu, thắm tình hữu nghị.

12-58-40_1
Vinacas và đoàn Campuchia thảo luận giải pháp phát triển 1 triệu tấn điều

Ngay khi về nước, ngày 7/12/2017, Vinacas đã tổ chức đón đoàn đặc phái viên của Chính phủ Campuchia, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp), tiến sĩ Hean Vannhorn dẫn đầu sang bàn bạc chính thức về việc xây dựng vùng nguyên liệu lên tới 1 triệu tấn điều tại Campuchia.

Cuộc gặp gỡ lần thứ hai này diễn ra chỉ sau khoảng 2 tuần, đã minh chứng cho tiềm năng hợp tác rộng mở giữa hai bên, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng, sự chân thành về tình bạn, tình đồng chí được lãnh đạo hai nước dày công vun đắp.

Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết, sau chuyến công tác tại Campuchia, đoàn khảo sát nhận thấy nơi đây có tiềm năng rất lớn để phát triển cây điều. “Nước bạn có nhiều giống điều tốt, nông dân chăm chỉ và trồng điều giỏi, chính phủ cũng rất quan tâm đến việc trồng mới và đẩy mạnh xuất khẩu điều thô. Trong khi đó, Việt Nam lại có thế mạnh về chế biến và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới, có khách hàng tiêu thụ khắp toàn cầu. Vì thế, Việt Nam và Campuchia cần có giải pháp để hợp tác hình thành 500.000 ha điều, sản lượng 1 triệu tấn trong 10 năm tới”.

Ông Thanh cũng khẳng định, hiện mỗi năm doanh nghiệp ngành điều Việt Nam phải nhập trên một triệu tấn điều thô, phần lớn từ Châu Phi xa xôi, giao thông cách trở, chi phí vận chuyển cao, chất lượng khó kiểm soát. Nếu Campuchia tập trung hình thành vùng điều lớn, doanh nghiệp Việt Nam cam kết sẽ mua toàn bộ nguyên liệu, giúp nông dân tăng thu nhập từ loài cây cho hạt thơm, giòn này.

Ông Hean Vannhorn – Đặc phái viên Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp) Campuchia cho biết: “Campuchia hiện có 10 tỉnh trồng điều với trên 100.000 ha đang cho thu hoạch. Nếu năm 2014 chỉ có 30% điều thô Campuchia xuất qua Việt Nam, thì nay đã lên tới 98% (năm 2017 là 87.000 tấn, tương đương 200 triệu USD). Trước đây Campuchia từng trồng tới 300.000 ha điều, chứng tỏ tiềm năng để chúng tôi có thể gia tăng diện tích trở lại là hoàn toàn có thể làm được”. Ông Hean Vannhorn cũng nêu 3 yêu cầu cần hợp tác thực hiện ngay, gồm: Đẩy mạnh phát triển cây điều tại Campuchia dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của chuyên gia Việt Nam; Tìm mọi cách tạo điều kiện thu mua điều thô được tốt nhất, trên cơ sở củng cố cộng đồng doanh nghiệp điều hai bên; Kiến nghị Chính phủ tạo thông thoáng về chính sách, thủ tục, giấy tờ để thúc đẩy xuất nhập khẩu điều giữa hai quốc gia trong thời gian tới.

Đại diện cố vấn Chính phủ Campuchia khẳng định, đất nước chùa tháp còn quỹ đất rất lớn, lại liền mảnh liền thửa để có thể hình thành vùng trồng điều lớn. Sau cuộc gặp gỡ này, phía Campuchia sẽ sớm hình thành cộng đồng người trồng điều tạo cơ sở pháp lý để phía Việt Nam tập trung giúp đỡ kỹ thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ông Oknha Leng Rithy – Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Campuchia cũng bày tỏ: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập tổ công tác đầu mối về phát triển điều tại Campuchia. Tuy nhiên, nông dân của chúng tôi còn lạc hậu, các bạn đầu tư sang đây cần giúp họ tuyển chọn được giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản để tăng năng suất, chất lượng, tạo thu nhập ổn định bền vững. Chúng tôi tin tưởng rằng, khi tập trung giúp nông dân, quyền lợi của các bạn sẽ đạt được”.

Hội nghị cũng nhận được sự quan tâm lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) khi ông Nguyễn Thanh Dũng – Giám đốc Agribank Việt Nam tại Campuchia khẳng định sẽ đồng hành với các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam và cộng đồng người trồng điều Campuchia trong thời gian tới.  

Họp tổ công tác phát triển điều Việt Nam - Campuchia

Chiều cùng ngày, Tổ công tác Nghiên cứu, hỗ trợ phát triển điều Việt Nam – Campuchia do Vianacas thành lập đã ra mắt và tổ chức họp phiên đầu tiên tại TPHCM.

Tại phiên thảo luận, tiến sĩ Hoàng Tuấn chuyên gia của Vinacas khẳng định: “Để sớm hình thành vùng nguyên liệu 1 triệu tấn điều thô, trước hết, phía nước bạn Campuchia phải hoạch định được chiến lược đưa cây điều đủ sức cạnh tranh với các loại cây trồng khác và mang lại thu nhập tốt cho nông dân. Thứ hai, Campuchia phải sớm quy hoạch vùng trồng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nhất, từ đó tập trung xây dựng vùng trồng điều đủ lớn để tạo nguồn hàng chất lượng đồng đều, bền vững”.

12-58-40_2
Quang cảnh họp phiên đầu tiên Tổ công tác Nghiên cứu, hỗ trợ phát triển điều Việt Nam – Campuchia

Chia sẻ kinh nghiệm hình thành các vườn điều cho năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam, ông Phạm Văn Đẩu chuyên gia của Vinacas cho rằng: “Phía bạn phải xác định công tác tuyển chọn giống là ưu tiên số một, sau đó mới là kỹ thuật canh tác, thu hái và thương mại. Qua nghiên cứu của tôi, tại Campuchia đã có nhiều giống điều thực sinh rất tốt, cho năng suất và chất lượng cao, hạt tuy nhỏ nhưng ăn rất ngon. Đây là cơ sở để sắp tới chúng ta sẽ tiến hành tuyển chọn nhân giống cho nông dân trồng ngay tại địa phương”.

Tương tự, chuyên gia của Vinacas Phạm Văn Nguyên cũng nêu kinh nghiệm “xương máu” mà Việt Nam đã trải qua khi nóng vội đưa giống điều từ Ấn Độ về nước trồng đại trà. Nhưng do giống điều có đặc điểm biến thiên về di truyền, biến thiên về sinh học lớn nên khi trồng ở Việt Nam thì năng suất, chất lượng không bằng ở Ấn Độ. “Vì thế, các bạn nên nhân giống ngay từ những cây điều tốt nhất ở địa phương, rồi trồng ngay tại khu vực đó. Cách làm này sẽ rút ngắn quá trình nghiên cứu, chọn tạo giống phù hợp (có thể mất hàng chục năm), hạn chế rủi ro và cho năng suất, chất lượng cao nhất”.

Còn ông Nguyễn Như Hiến, đại diện Cục Trồng trọt, khẳng định: “Qua nghiên cứu, vùng trồng điều của Việt Nam tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên có thổ nhưỡng, khí hậu giống với vùng Đăng Bắc của Campuchia. Dựa trên hợp tác này, Campuchia đang có cơ hội lớn để hình thành vùng trồng điều quy mô và bài bản; tránh được những sai lầm mà ngành điều Việt Nam đã trải qua, đồng thời học hỏi được những tiến bộ kỹ thuật tốt nhất từ phía Việt Nam”.

Ông Lê Quang Luyến – Tổ trưởng Tổ công tác Nghiên cứu, hỗ trợ phát triển điều Việt Nam – Campuchia đề nghị: “Phía Việt Nam và Campuchia cần nhanh chóng thực hiện các cam kết, đúng như mong muốn hợp tác giữa hai bên tại các cuộc gặp gỡ trong thời gian vừa qua. Trước hết, vụ điều 2017 – 2018, phía Campuchia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sang thu mua toàn bộ số điều cho nông dân, tạo thắng lợi bước đầu cho sự hợp tác toàn diện này”.

Trước những chia sẻ đầy nhiệt huyết, ông Hean Vannhorn – Đặc phái viên Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp) Campuchia bày tỏ: “Chúng tôi hết sức cảm kích về các chia sẻ quý báu của các chuyên gia ngành điều Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về tuyển chọn giống điều tốt, không sử dụng giống du nhập tràn lan… Sau phiên họp này, chúng tôi sẽ về báo cáo Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển ngành điều, hợp tác với Việt Nam để tạo vùng nguyên liệu lớn bền vững”.

Trước khi kết thúc phiên họp, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Vinacas nhất trí cao việc thực hiện ngay 3 yêu cầu hợp tác do ông Hean Vannhorn đề xuất tại cuộc gặp gỡ sáng cùng ngày; đồng thời cho biết Vinacas sẽ báo cáo lên Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững của Việt Nam về sự hợp tác này. Ông Thanh cũng đề nghị phiên họp thứ 2 của Tổ hợp tác hai bên sẽ diễn ra tại Campuchia vào tháng 3/2018 để tiếp tục cụ thể hóa các cam kết giữa hai bên, hướng đến mục tiêu 1 triệu tấn điều tại Campuchia.

Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết: “Vinacas sẽ có văn bản chính thức gửi Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia về việc kiến nghị bãi bỏ một số thủ tục, giấy tờ để tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều thô sang Việt Nam.

Vinacas cũng đồng ý với đề xuất của ngài đặc phái viên là hai bên sẽ hình thành cơ chế hợp tác để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu điều giữa hai quốc gia. Phía Vinacas đồng ý gửi các chuyên gia sang Campuchia để chuyển giao kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản hạt điều trước khi xuất sang Việt Nam. Vinacas sẽ giúp phía Campuchia xây dựng các vườn điều mẫu tại 10 tỉnh trọng điểm, hình thành nơi thăm quan học hỏi cho nông dân, từ đó tạo sức lan tỏa.

Chúng tôi một lần nữa cam kết sẽ mua hết sản lượng điều của Campuchia trong thời gian tới. Cộng đồng doanh nghiệp điều Việt Nam cũng đã hình thành quỹ giúp 10 tỉnh có trồng điều của Campuchia, ngay trong cuộc gặp gỡ này, Vinacas sẽ trao 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các bạn”.

Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 35349

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571020