12:09 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân làm giàu

Thứ năm - 18/06/2015 05:16
Với mục tiêu không lợi nhuận, những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh đã giúp hàng nghìn lượt hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nuôi bò sữa của chị Phạm Thị Yến, thôn Quản Mản, xã Bình Khê (Đông Triều).
Mô hình nuôi bò sữa của chị Phạm Thị Yến, thôn Quản Mản, xã Bình Khê (Đông Triều).

Từ nhiều năm nay, ở xã Việt Dân (TX Đông Triều), mọi người đều biết đến hộ gia đình bà Nguyễn Thị Chinh, hội viên nông dân xã là một trong những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện và tỉnh. Ngay từ đầu những năm 2005-2006, với sự hỗ trợ của Hội Nông dân địa phương, bà Chinh đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bước đầu là việc kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ năm 2009 đến nay, với 6ha cây na, cây vải chín sớm và đàn dê thịt hàng trăm con, mỗi năm gia đình bà thu nhập trên 1 tỷ đồng. Cùng với đầu tư phát triển trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi, bà Chinh còn đầu tư 10 tỷ đồng mở cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng trên diện tích 2.000m2 từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Với việc mở rộng trang trại trồng trọt, chăn nuôi và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, gia đình bà Chinh đã tạo việc làm thường xuyên cho 25-30 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/ tháng.

Nói về hiệu quả nguồn vốn vay, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cho biết: Tuy nguồn vốn vay chưa cao, nhưng đã thực sự có ý nghĩa với các mô hình trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, giúp hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, mở rộng quy mô phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập trung ở nông thôn. Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo. Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã tranh thủ khai thác, huy động vốn bằng nhiều hình thức. Đến nay, tổng nguồn vốn của Quỹ trên địa bàn tỉnh đạt hơn 11 tỷ đồng bao gồm nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn của tỉnh, còn lại là nguồn vốn của huyện và xã. Từ nguồn vốn quỹ, hội nông dân các cấp tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững tại địa phương như: Mô hình trồng ba kích tím với 15 hộ tham gia tại xã Thanh Sơn; dự án trồng chè hoa vàng tại xã Đạp Thanh với nguồn vay 300 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho 10 hộ vay, triển khai thực hiện dự án trồng rừng và chăn nuôi trị giá 200 triệu  đồng cho 29 hộ nông dân xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ). Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và phòng chống dịch bệnh cho hội viên nông dân; ban hành kế hoạch vận động nông dân tham gia xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” tại 4 xã, phường: Liên Vị, Phong Cốc, Sông Khoai, Hiệp Hoà, trong đó tập trung xây dựng điểm 2 đơn vị Sông Khoai và Phong Cốc (TX Quảng Yên). Đến nay, các quỹ hỗ trợ nông dân trong tỉnh đã hỗ trợ 408 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

Để nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các cấp hội nông dân đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương khảo sát địa bàn, cho vay đúng đối tượng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi… Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để bà con nông dân, hội viên học hỏi lẫn nhau. Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị và nâng cao kiến thức quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giúp cho cán bộ, hội viên nông dân có thêm kiến thức để sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng thu nhập cải thiện đời sống, hoàn trả vốn và phí, lãi cho Quỹ Hỗ trợ nông dân và ngân hàng đúng thời hạn, nhiều hộ trở thành chủ trang trại, gia trại cho thu nhập cao.

Việc hỗ trợ cho nông dân vay vốn sản xuất thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát huy hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của nông dân là rất lớn trong khi nguồn Quỹ Hỗ trợ còn hạn chế, mức cho vay thấp. Hy vọng rằng, thời gian tới các cấp chính quyền, Hội Nông dân tăng cường khai thác các nguồn vốn, tạo điều kiện cho nhiều hội viên được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Theo baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73310982