17:49 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân làm giàu

Thứ năm - 12/01/2017 19:43
Bằng việc triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn chất lượng, tổ chức tập huấn và hướng dẫn tiếp cận phương pháp sản xuất tiên tiến cho nông dân, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã giúp hàng nghìn hộ dân ngoại thành làm giàu.


Một mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ Biofloc tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì.

"Nút thắt" vốn đã được tháo

Tận dụng lợi thế diện tích đồi gò, cộng với sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, người dân xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi gà an toàn sinh học. Hiện toàn xã có hơn 20 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô mỗi hộ từ 1.000 đến 5.000 con/lứa. Ông Phùng Văn Thế, thôn Quýt 1 cho biết: Trước đây gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, mỗi lứa ông chỉ nuôi từ 300 đến 500 con. Được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho vay vốn từ Quỹ Khuyến nông và học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, đến nay gia đình ông Thế nuôi 2.000 con/lứa, toàn bộ số gà nuôi đều đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, thực hiện theo đúng quy trình từ chuồng trại, giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Sau mỗi lứa, gia đình ông đều làm vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại và để trống chuồng 15 ngày trước khi thả lứa mới. 

"Gà nuôi theo hướng sinh học cho thịt dai và thơm ngon, bán được giá cao; bình quân, tỷ lệ sống đạt từ 95% trở lên, cân nặng từ 1,8 đến 2,5kg/con gà; trung bình mỗi năm gia đình xuất bán 3 lứa gà thịt. Phần lớn gà được các chủ nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Hà Nội và các huyện lân cận thu mua với giá từ 100 đến 110 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi lứa gà, gia đình lãi khoảng 100 triệu đồng” - ông Thế chia sẻ. 

Không chỉ thành công với mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, trong năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ Biofloc quy mô 2ha tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông- Chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) cho biết: Dù mô hình ứng dụng công nghệ Biofloc chi phí đầu tư lớn nhưng các hộ rất nhiệt tình tham gia do việc ứng dụng công nghệ Biofloc đã nâng mật độ nuôi lên 5 con/m2, năng suất hơn 25 tấn/ha, đồng thời giảm được 10% thức ăn và giảm từ 15 đến 18 ngày so với nuôi truyền thống, lãi suất bình quân từ 100 đến 140 triệu đồng/ha. Với nhu cầu thực phẩm sạch như hiện nay, việc triển khai các mô hình sản xuất an toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng nguồn thu cho nông dân.

Áp dụng công nghệ tiên tiến

Ngoài triển khai các mô hình sản xuất chất lượng, Trung tâm Khuyến nông đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Năm 2016, thông qua các chương trình, Trung tâm đã hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ 17 hệ thống làm mát mô hình chuồng gà thịt thực hiện ở các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì; 2 máy thái cỏ, 8 máy vắt sữa, 2 thiết bị làm mát để thực hiện mô hình cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì. Đây là một trong những chương trình áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, giúp giảm thiểu rủi ro, bệnh tật, tăng năng suất và hiệu quả lao động. Kinh phí hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng năm 2016 mà Trung tâm triển khai thực hiện gần 2,1 tỷ đồng cho 97 hộ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

Đánh giá hiệu quả triển khai mô hình khuyến nông của thành phố, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc cho rằng: Với vai trò là cầu nối, là người truyền tải những tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đến với nông dân, những mô hình khuyến nông luôn bám sát thực tế, sát nhu cầu phát triển kinh tế từng địa phương nên đa phần các mô hình được nông dân hưởng ứng tham gia. Các mô hình triển khai đúng tiến độ, công tác chọn điểm, chọn hộ, cấp giống, vật tư hỗ trợ được thực hiện công khai, đúng quy định; các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó có một số mô hình nổi bật như: Mô hình dây chuyền mạ khay tự động thực hiện ở huyện Ứng Hòa; sản xuất lúa hữu cơ triển khai vụ xuân ở huyện Sóc Sơn; nuôi lợn bản địa thương phẩm; chăn nuôi dê sinh sản, nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản; nuôi thâm canh cá rô phi, bước đầu sử dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi... Các mô hình đã giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và địa phương.
 
 
Theo Đỗ Minh/ Hà Nội mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525819

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753134