04:44 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân làm nông bằng… điện thoại

Thứ bảy - 17/11/2018 11:17
Bên lề cuộc hội thảo về chuỗi giá trị nông sản diễn ra tại Cần Thơ tuần rồi, TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch tập đoàn Rynan Holdings JSC - chuyên ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, đã trao đổi với TBKTSG xoay quanh câu chuyện giúp nông dân làm nông nghiệp thông minh, trong đó ông đề cập một công cụ có vai trò quan trọng nhưng khá phổ biến với mọi người, đó là điện thoại di động.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch tập đoàn Rynan Holdings JSC.Ảnh: H.Kim

TBKTSG: Được biết, Rynan Holdings đã lập mạng lưới quan trắc nước thông minh tại Trà Vinh để giúp nông dân làm lúa hoặc nuôi tôm thông qua điện thoại mà không cần ra đồng?

Ông Nguyễn Thanh Mỹ (mở điện thoại của mình xem và nói): Thí dụ đang ngồi đây, ở Cần Thơ, tôi vẫn có thể biết độ mặn của kênh Quan Chánh Bố ở Trà Vinh, hiện nay là 5,59 phần ngàn, tăng hơn hôm qua một ít. Mực nước ở đó hiện đang lên chậm. Vậy là tôi có thể biết được độ mặn bất cứ lúc nào.

Ở Trà Vinh, chúng tôi đang có hơn mười hệ thống quan trắc nước thông minh như vậy để giúp người nông dân biết được độ mặn của sông Cổ Chiên, sông Hậu… Nếu có nước ngọt thì họ bơm vào làm lúa, nếu là nước mặn thì bơm vào nuôi tôm. Mà muốn bơm nước thì nông dân cũng chỉ cần sử dụng điện thoại để kích hoạt máy bơm tự động chứ đâu cần phải ra đồng. Thí dụ, mình cần 1.000 lít nước thì khởi động cho máy bơm đúng 1.000 lít và máy tự tắt. Những chuyện canh tác khác cũng làm tương tự, vì từ ứng dụng ở trong điện thoại này mình có hệ thống cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Tất cả, Rynan miễn phí cho bà con nông dân.

TBKTSG: Cách phối hợp ra sao và như vậy thì Rynan có lợi gì?

- Cách làm là mình hợp tác với các phòng nông nghiệp của địa phương để giúp nông dân cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tôi quê Trà Vinh nên tôi làm ở đó trước, từ hai năm nay. Đến nay đã giúp được cho cả trăm ngàn người nông dân có thể ứng phó được với xâm nhập mặn trong việc làm nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thành công là làm gì đó cho quê hương Trà Vinh của tôi. Đó là cái lợi. Đồng thời, trong mạng lưới quan trắc này tôi có thiết lập nền tảng về thương mại điện tử. Những công ty cung cấp dịch vụ trên hệ thống này sẽ trả tiền huê hồng và chúng tôi dùng tiền đó tiếp tục đầu tư vào hạ tầng cơ sở để làm tốt hơn.

Ở Trà Vinh, Rynan Holing JSC đang cùng nông dân thực hiện mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo ông Nguyễn Thanh Mỹ, mô hình này giúp nông dân giảm được hơn 30% lượng nước tưới, hơn 40% lượng phân đạm, hơn 50% tiền công, hơn 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật, hơn 40% lượng khí nhà kính; và tăng năng suất 10-20%, tăng doanh thu 100% với mô hình canh tác lúa - vịt.

TBKTSG: Ông cũng đang hợp tác với Đồng Tháp và một số tỉnh khác ở ĐBSCL. Theo ông, chính quyền các địa phương chia sẻ công nghệ này ra sao?

- Như ở Trà Vinh, các cơ quan ban ngành quan hệ với doanh nghiệp như công ty chúng tôi rất tốt. Chúng tôi thường xuyên làm việc với nhau. Với những chính sách mới của Nhà nước về chuỗi liên kết, phòng nông nghiệp, sở nông nghiệp, sở công thương và ngay cả UBND tỉnh đã rất sâu sát với doanh nghiệp, để đưa được công nghệ mới vào nhằm thực hiện liên kết.

Ở Đồng Tháp, từ bí thư, chủ tịch tỉnh đến giám đốc các sở cũng đều rất tâm huyết với việc đưa công nghệ vào địa phương của mình. Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang... cũng đã có đến tham quan, bàn việc hợp tác với công ty chúng tôi.

TBKTSG: Riêng với bà con nông dân, làm sao giúp họ ứng dụng nhanh được công nghệ thông minh này?

- Người nông dân, người Việt Nam rất thông minh. Vấn đề là họ phải được tiếp cận công nghệ mới. Bây giờ thì Internet, mạng 3G, 4G đã phủ sóng mọi nơi và nông dân ai cũng có điện thoại di động, cho nên công nghệ này đối với họ là chuyện trong tầm tay.

Tuy nhiên họ đang rất thiếu kiến thức về công nghệ mới. Và nhiều người quản lý làm công việc giúp nông dân thì cũng chưa biết về công nghệ này. Nên cần một thời gian nữa mới có đủ đội ngũ người trẻ hơn, giỏi về công nghệ hơn. Đồng thời, những công ty khởi nghiệp có thể sử dụng những thiết bị kết nối vạn vật, ứng dụng di động để giúp nông dân và giúp những doanh nhân nông nghiệp sử dụng hiệu quả công nghệ này.

TBKTSG: “Một thời gian nữa” là bao lâu?

- Ở bên Mỹ, phải tốn 115 năm mới thay đổi được công nghệ taxi truyền thống thành Uber, là nhờ có công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bây giờ. Ở Việt Nam, tôi thấy người mình rất thông minh. Chỉ có điều là mình thiếu môi trường sáng tạo, nhất là với người trẻ. Cho họ môi trường phù hợp để họ sáng tạo, sáng chế thì sẽ thành công. Sáng tạo ở trong khoa học cũng giống như người viết nhạc, phải có hứng. Những người sáng tạo trong khoa học họ nhìn thấy nhu cầu tức thời và nhu cầu lâu dài của xã hội, họ thấy và cảm nhận, như người viết nhạc vậy. Phải tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi để cho những người trẻ sáng tạo.

Thay đổi công nghệ hoặc đem công nghệ mới vào trong nông nghiệp thì cần có thời gian. Và người nông dân, người thụ hưởng về công nghệ, phải hiểu được tầm quan trọng của nó. Kế đó mình phải có đội ngũ chuyên đi giúp nông dân sử dụng được những công nghệ mới của nền công nghiệp 4.0.

TBKTSG: Ông vừa nói tới chuỗi liên kết và chuỗi giá trị nông sản. Theo ông, công nghệ giúp cho nông dân có lợi trong các chuỗi này ra sao?

- Mình đang sống trong thời đại công nghiệp 4.0, một thời đại mà có một công ty vận chuyển, công ty dịch vụ lớn nhất thế giới không làm chủ kho bãi, xe cộ gì hết, như Alibaba. Công ty Alibaba có cách làm ăn mới, đột phá. Vậy câu hỏi đặt ra là mình có thể xây dựng một chuỗi giá trị lúa gạo thông minh, lớn nhất mà không cần phải tích lũy ruộng đất như cánh đồng lớn hay không. Đó là vấn đề. Tôi nghĩ là công nghệ hiện nay sẽ làm được. Ở chuỗi này, nông dân là người đồng hành với doanh nghiệp, là người chia lợi nhuận.

Ông Nguyễn Thanh Mỹ đã thành lập ba công ty mới, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, bao gồm Công ty Rynan Smart fertilizers (sản xuất phân bón thông minh), Rynan Technologies (thiết bị IoT như ổ khóa, đồng hồ nước…), Rynan Agrifoods ( thương mại điện tử).

Với các công ty này, ông đã đưa ra thị trường các sản phẩm như “phân bón thông minh” và “phân bón tan chậm có kiểm soát” giúp năng suất lúa tăng hơn 10%, người nông dân sẽ tăng thu nhập gần 20%, giảm phát thải khí nhà kính hơn 50% từ phân bón.

Hay như sản phẩm “đồng hồ nước thông minh”, theo ông, sẽ giúp nông dân tự động hóa trong canh tác lúa theo quy trình “ướt - khô xen kẽ” nhằm tiết kiệm nước, năng lượng và sức lao động. Đồng thời, sản phẩm cũng giảm phát thải khí nhà kính hơn 40% và tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, như xâm nhập mặn và thiếu nước canh tác.

Ông cũng đã đầu tư sản xuất loại bao bì có 5 lớp cản khí cao dùng trong việc đóng gói thực phẩm, cung cấp đến các đơn vị phân phối thực phẩm tại Việt Nam và nước ngoài.
Cả ba công ty trên đều được đặt cơ sở tại Trà Vinh và sẽ được IPO (phát cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào năm 2025.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 23701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73142801