05:02 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gò Quao - 'thủ phủ' sản xuất hồ tiêu mới nổi

Thứ bảy - 07/09/2019 20:58
Huyện Gò Quao đang nổi lên là “thủ phủ” trồng hồ tiêu mới của tỉnh Kiên Giang, với sản phẩm tiêu hữu cơ đã được các thị trường khó tính nhất thế giới cấp chứng nhận.

Về vùng đất mới

Nói đến hồ tiêu Kiên Giang, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vùng đất giàu truyền thống như: huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải hay thành phố Hà Tiên. Khí hậu đặc thù của những vùng đất này, sườn đồi dốc thoai thoải, đất đỏ bazan xen lẫn những hốc đá vôi, cộng với quy trình chăm sóc đã cho ra thứ gia vị hồ tiêu rất thơm ngon. Có người bảo hồ tiêu Kiên Giang không chỉ thơm ngon đặc trưng mà còn có chút “mặn mòi” từ phân hữu cơ làm bằng xác cá sau khi đã qua thùng ủ nước mắm.

06-35-01_2_trong_tieu_huu_co_theo_choi_gim_duoc_su_benh_nong_dn_duoc_du_tu_v_yen_tm_ve_du_r_vi_duoc_bo_tieu_voi_gi_co
Trồng tiêu hữu cơ theo chuỗi giảm được sâu bệnh, nông dân được đầu tư và yên tâm về đầu ra vì được bao tiêu với giá cao.

Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch, tốc độ đô thị hóa, đã khiến cho những nơi này trở thành “tấc đất, tấc vàng”. Đất dành cho nông nghiệp ngày càng chật hẹp, cây hồ tiêu thất thủ dần. Ở Phú Quốc, những vườn hồ tiêu còn trụ lại được chủ yếu là để cho khách du lịch đến tham quan. Nhưng cũng phải đứng lẫn với nhà trưng bày bán sản phẩm, quán ăn, đường đi bê tông hóa. Chẳng mấy chỗ còn giữ lại được vườn hồ tiêu đúng nghĩa.

Cây hồ tiêu và những nông dân yêu hồ tiêu phải tìm vùng đất thích hợp khác. Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao cho biết: “Cây hồ tiêu đã bén rễ trên vùng đất Gò Quao hơn 20 năm nay. Từ một vài hộ tiên phong trồng chơi ban đầu, thấy có hiệu quả đã chuyển sang trồng thương mại. Hiện nay, huyện đã phát triển diện tích hồ tiêu lên 261 ha, tập trung ở 2 xã cặp theo sông cái là Vĩnh Hòa Hưng Bắc và Vĩnh Hòa Hưng Nam. Thấy được hiệu quả kinh tế từ cây hồ tiêu, huyện Gò Quao đã xây dựng đề án đầu tư phát triển, với diện tích quy hoạch 300 ha”.  

Độc đáo “tiêu yêu tràm”

Cây hồ tiêu có đặc điểm chịu úng kém nên thường phải trồng ở những vùng đất cao. Gò Quao có được lợi thế này, bởi là gò nên gần như không bị ảnh hưởng ngập lũ theo chu kỳ như các địa phương khác ở đồng bằng.

06-35-01_1_sng_kien_cy_tieu_yeu_cy_trm_khong_chi_gim_chi_phi_du_tu_m_con_giup_cy_tieu_pht_trien_tot_cho_hieu_qu_kinh_te_co
Sáng kiến cây tiêu “yêu” cây tràm không chỉ giảm chi phí đầu tư, mà còn giúp cây tiêu phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Là loại cây dây leo nên hồ tiêu khi trồng cần có trụ bám để vươn lên trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Trụ trồng tiêu được nông dân sử dụng phổ biến là cột gỗ, trụ bê tông, cột đá hoặc xây bằng gạch… thường có giá thành khá cao, tốn kém chi phí đầu tư ban đầu. Hơn nữa, nếu trồng bằng “trụ chết” cần phải trồng thêm cây che bóng mát quanh vườn do tiêu thích nghi sống trong điều kiện ánh sáng tán xạ dưới rừng thưa, ít gió.

Người dân Gò Quao đã có sáng kiến là dùng cây tràm sống, thứ rất sẵn tại địa phương để làm trụ cho tiêu leo. Cây tràm nước vốn là cây bản địa có khả năng hóa giải đất phèn, thân thẳng đứng, ít cành lá nên rất thích hợp trồng chung với hồ tiêu.

Chúng tôi tìm đến kênh Bửng Đế, thuộc ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, nơi có phong trào phát triển cây hồ tiêu sớm ở địa phương. Bà Võ Thị Kim Liên, một trong những hộ tiên phong trồng hồ tiêu ở đây, cho biết: “Sử dụng cây tràm sống làm trụ trồng tiêu rất lý tưởng và là sáng kiến của nông dân nơi đây”.

Bà Liên lý giải, ở đây là đất ruộng nên muốn trồng được cây tiêu phải đào mương lên liếp. Cây tràm được trồng ở mé mương liếp, bộ rễ ăn sâu nên ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. Cây tràm có sức sống tốt, ít bị đổ ngã, thân thẳng thích hợp cho việc tạo tán, điều chỉnh lượng ánh sáng trong vườn tiêu. Thân cây có lớp vỏ dày, nhám, thuận lợi cho tiêu leo bám, phát triển.

06-35-01_5_ong_vo_vn_tr_chu_tich_ubnd_huyen_go_quo_gioi_thieu_sn_phm_tieu_huu_co_voi_cc_di_bieu_ti_hoi_nghi_xuc_tien_du_tu_tinh_kien_ging_2019
Ông Võ Văn Trà, Chủ tịch UBND huyện Gò Quao (đứng giữa) giới thiệu sản phẩm tiêu hưu cơ với các đại biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang 2019.

Cây hồ tiêu “ôm” cây tràm không chỉ trụ vững trên đất phèn mà còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, đánh bật nhiều cây trồng khác như lúa, cây ăn trái. “Trồng hồ tiêu chỉ nặng chi phí đầu tư ban đầu, từ năm thứ hai trở đi là có thu hoạch, và kéo dài 10-15 năm mới phải đầu tư trồng lại. Nếu chăm sóc tốt, mỗi hécta cho thu hoạch từ 3-4 tấn tiêu thương phẩm/năm, doanh thu vài trăm triệu đồng. Bà con nơi đây có cuộc sống khá giả đều nhờ cây tiêu”, bà Liên phấn khởi chia sẻ.  

Liên kết làm theo chuỗi

Thời đỉnh điểm, giá mỗi ký tiêu chín bán hơn 200 ngàn đồng. Nông dân trồng hồ tiêu sống khỏe nhờ đều đều đút túi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng rồi, giá tiêu lao dốc không phanh do nhiều nơi phát triển nóng, dẫn đến cung vượt cầu. Thông tin giá cả thị trường hồ tiêu liên tục thay đổi, từ giảm vài chục ngàn đồng/kg, đến giảm 1/2, rồi 2/3 và chạm đáy. Nhiều nơi, người nông dân trồng hồ tiêu cũng “tiêu theo cây”, nợ chồng chất.

06-35-01_3_giong_tieu_se_l_nho_phu_quoc_duoc_chon_trong_huu_co_theo_chuoi_ti_go_quo
Giống tiêu sẻ lá nhỏ Phú Quốc được chọn trồng hữu cơ theo chuỗi tại Gò Quao.

Rất may cho nông dân Gò Quao là trong cơn bĩ cực ấy, họ đã kịp bắt tay với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi, chuyển hướng trồng tiêu hữu cơ. Cty TNHH Sinh học Tự nhiên Phú Quốc (Phú Quốc Biona) đã ký thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Gò Quao để phát triển vùng trồng hồ tiêu hữu cơ với quy mô ban đầu là 200 ha và diện tích sẽ được tăng thêm khi nhu cầu tăng lên.

Ông Võ Đức Huy, Giám đốc Phú Quốc Biona cho biết: “Đơn vị sẽ tập huấn quy trình kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ chi phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA), Châu Âu (EU), Nhật Bản (JAS) và duy trì chứng nhận. Đồng thời cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá năm đầu tiên cao hơn trung bình thị trường 30 ngàn đồng/kg, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Nếu không đạt vẫn mua cho bà con cao hơn giá thị trường. Các năm tiếp theo tùy theo chất lượng, sẽ bổ sung thêm phần cộng thưởng cho bà con".

Tham gia trồng tiêu hữu cơ, nông dân được Phú Quốc Biona đầu tư 100% phân bón theo quy trình, nông dân bỏ ra phần đối ứng và thanh toán sau khi bán sản phẩm.

06-35-01_4_mu_thu_hoch_du_tien_nm_2019_tieu_huu_co_d_gop_phn_ci_thien_dng_ke_thu_nhp_cho_nong_dn
Mùa thu hoạch đầu tiên năm 2019, tiêu hữu cơ đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập cho nông dân.

Ông Phan Văn Khang, một nông dân xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, tham gia mô hình và có sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phấn khởi cho biết: “Trồng hồ tiêu theo quy trình hữu cơ cây ít bị bệnh, phát triển xanh tốt. Với năng suất đạt 3,5 tấn/ha, sản lượng tiêu vụ này gia đình tôi thu được 7 tấn, bán được hơn 520 triệu đồng. Trong đó, riêng phần giá bán được tăng thêm là khoảng hơn 200 triệu đồng so với giá ngoài thị trường nên mừng lắm”.

“Kiên Giang mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi để phát triển bền vững. Đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, như lúa gạo, tôm nuôi nước lợ, hồ tiêu… đòi hỏi sản xuất cần phải đạt chuẩn nông sản sạch, an toàn, nâng cao giá trị kinh tế. Sản xuất hồ tiêu hữu cơ tỉnh đã làm từ năm 2016 và đến nay đã thành công, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Đưa mô hình tiêu hữu cơ Gò Quao lên 300 ha

“Chúng tôi yêu hạt tiêu Việt Nam không chỉ là một gia vị làm đậm đà các món ăn truyền thống mà nó còn biểu trưng cho những giá trị văn hóa ẩm thực của một đất nước.

Vì vậy, chúng tôi cam kết phát triển bền vững vùng nguyên liệu và cơ duyên đã đưa đến huyện Gò Quao. Năm 2018, các mẫu xét nghiệm được gửi đi với kết quả ngoài mong đợi khi mô hình sản xuất đã đạt được cả ba chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD), Liên minh Châu âu (EU) và Nhật Bản (JAS). Mùa thu hoạch đầu tiên năm 2019, tiêu hữu cơ đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập cho nông dân. Dự kiến, đến năm 2030, mô hình sẽ được nhân rộng quy mô lên 300 ha”, Giám đốc Phú Quốc Biona Võ Đức Duy.

ĐÀO TRUNG CHÁNH - TRỌNG LINH/https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 46229

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 419056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73466027