20:20 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ khó để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh

Thứ bảy - 22/04/2017 10:21
Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, hướng tới nhu cầu của thị trường, TP Hồ Chí Minh đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào từng hộ nông dân, tạo ra giá trị cao và bền vững trong sản xuất nông nghiệp của thành phố còn hạn chế.

Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao của bà con nông dân ở TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn.

Gia đình ông Phan Quốc Hưng, ở phường An Phú Đông, quận 12 gắn bó với nghề trồng hoa lan từ hơn 20 năm nay. Mỗi năm, gia đình ông Hưng cung cấp cho bà con nông dân ở quận 12 và các huyện Hóc Môn, Củ Chi hàng chục nghìn giống lan quý. Gần đây, ông Hưng và cha ông là nghệ nhân Phan Châu Nhuận còn nghiên cứu, thiết kế ứng dụng công nghệ trồng rau sạch bằng khay nhựa tại các khu chung cư của TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hộ gia đình này vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 13, ngày 20-3-2013 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố. Ông Phan Quốc Hưng, chủ vườn lan ở phường An Phú Đông, quận 12 cho biết: “Vốn đầu tư vào vườn này của tôi khoảng một tỷ đồng. Nếu muốn phát triển lên nữa tôi cần đầu tư 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, hơn nữa diện tích đất hẹp nên không mở rộng được”.

Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp 2, xã Hiệp phước, huyện Nhà Bè đang chăm sóc vườn lan của gia đình.

Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị, tại TP Hồ Chí Minh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng hoa phong lan, trồng rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, nuôi cá cảnh, nuôi tôm nước lợ. Các mô hình này đều đòi hỏi kỹ thuật cao trong chăm sóc, nuôi trồng.

Riêng diện tích nuôi tôm ở TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 6.000 ha, tập trung ở huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Với mỗi hécta tôm, người nông dân tốn chi phí đầu tư lên đến hơn 700 triệu đồng. Vì thiếu vốn và đầu ra không ổn định, người nuôi tôm không dám mở rộng sản xuất. Trên thực tế, người nông dân muốn vay được tiền từ các nguồn vốn vay ưu đãi phải có phương án sản xuất, tài sản thế chấp và phương án đầu ra. Việc phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục khiến bà con không mặn mà với những chính sách vay vốn ưu đãi. Họ đang cần sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương để tạo sự liên kết với doanh nghiệp từ khâu chọn giống, cải tạo ao nuôi, cách chăm sóc đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hùng, người dân ở ấp 3, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Bà con nông dân chúng tôi mong muốn cơ quan Nhà nước tạo điều kiện để người nuôi tôm nuôi khép kín nhằm bảo đảm sự an toàn. Cứ nuôi kiểu tự phát như hiện nay rất bấp bênh khi nguồn nước, thời tiết không thuận lợi”.

Một vấn đề khác trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm do bà con nông dân làm ra. Tại những địa phương chuyên trồng rau ăn lá như: xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), Tân Phú Trung, Bình Mỹ (huyện Củ Chi), bà con đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới nhỏ giọt vào sản xuất. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho những vùng rau an toàn của thành phố chưa được chú trọng. Vì vậy, những sản phẩm “sạch” vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định trên thị trường.

Trong khi đó, khó khăn nhất trong việc liên kết với nông dân là thói quen sản xuất theo kiểu truyền thống, mang nặng tính tự phát và nhỏ lẻ. Thực trạng trên đòi hỏi các cấp hội nông dân thành phố cần phát huy vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất với doanh nghiệp để tạo thành chuỗi giá trị. Cùng với đó, hội nông dân thành phố cũng cần nhân rộng những mô hình hợp tác xã kiểu mới, hướng bà con nông dân đến phương pháp làm ăn chuyên môn hóa, từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ.

Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Qua những chuyến đi tìm hiểu thực tế, bà con đã có những nhìn nhận và thay đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa. Người nông dân của thành phố đã có những đầu tư đáng kể vào sản xuất của mình như mở rộng diện tích, đầu tư vốn, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập”.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 78.000 ha đất nông nghiệp có khả năng canh tác, tập trung chủ yếu ở năm huyện ngoại thành là: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Trong điều kiện quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện các giải pháp để phát triển nông nghiệp hiện đại. Trong đó, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao cần phát huy vai trò của mình trong dẫn dắt, lan tỏa công nghệ cao trong nông nghiệp. Đây là cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và thị trường, tạo dựng sự gắn kết giữa nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp.

TS Đỗ Việt Hà, Phó Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khu Nông nghiệp công nghệ cao chúng tôi sẽ cố gắng tham gia nhiều hơn nữa và cùng với bà con thực hiện nhanh hơn để tạo ra một chuỗi giá trị, từ khâu cung cấp giống, cung cấp vật tư đến khâu chăm sóc rồi các dịch vụ khác cho đến khâu bảo quả và tiêu thụ ra thị trường”.

Về chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí ba nguồn vốn ưu đãi cho bà con nông dân vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh là: Nguồn vốn ưu đãi theo Quyết định 13 của Ủy ban nhân dân thành phố, nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách - xã hội và nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, thành phố cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để những chính sách hỗ trợ đến gần hơn với người nông dân.

 

Thảo Nguyên (theo Nhandan)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 223


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64969386